Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh năm bao nhiêu? Quê ở đâu? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tiểu Sử Cuộc Đời của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại thị xã Kiến An, tỉnh Kiến An (nay là quận Kiến An, thành phố Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo, cha là một công chức bưu điện, ông được gia đình cho ăn học tử tế. Năm 1924, sau khi học hết bậc Tiểu học ở Kiến An, ông được gia đình đưa lên Hà Nội sống với bà nội.
Chịu ảnh hưởng từ mẹ – là một nghệ nhân làm nghề thủ công nặn tò he và đèn giấy bằng nan tre, và người cậu – chuyên nghề vẽ đèn giấy, nên tài năng của ông sớm được bộc lộ và luôn yêu thích ngành hội họa. Sự ham thích này được cha ông tán thành, nên chưa đến 2 năm học bậc Trung học, ông được cha cho thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (École de l’art appliqué) Hà Nội[3], học vẽ mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ.
Năm 1930, ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải dương học Nha Trang, làm công việc vẽ, chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây, ông làm quen với một họa sĩ người Pháp đến giúp Viện xây dựng mô hình để tham dự hội chợ triển lãm ở Paris, và từ đây ông bắt đầu làm quen với kỹ thuật hội họa phương Tây. Ông bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay của mình với chủ đề biển và cảnh cá. Không lâu sau, ông bỏ công việc ở Viện, quay về Hà Nội để theo đuổi ngành hội họa.
Xem thêm: Họa sĩ nổi tiếng Việt Nam
Năm 1931, sau 3 tháng học dự bị do họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa VI (1931-1936) cùng với Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Thụy Nhân,…
Tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn để lại cho nền hội hoạ Việt Nam một gia tài đồ sộ. Tác phẩm của ông được trưng tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và như được rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu mến và sưu tầm.
Tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến như:
Tranh sơn dầu “Em Thuý” (1944) – Được coi là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn cũng như hội hoạ Việt Nam.
Tranh khắc gỗ “Gội đầu” – Tác phẩm đưa nghệ thuật khắc gỗ dân tộc lên một đỉnh cao mới.
Tranh lụa “Xuống đồng” – Được coi là bản hoà tấu chưa từng có của màu sắc và chất liệu trong tranh lụa Việt Nam.
Xem thêm: Họa sĩ Lê Linh
Ngoài ra còn có các tác phẩm tranh lụa được thực hiện trong 9 năm kháng chiến gian khổ mà hào hùng là: “Con đọc bầm nghe” (1954) và “Lò đúc lưỡi cày”(1955) thể hiện tinh thần mạnh mẽ, cá tính cùng niềm vui cuộc sống.
“Con đọc bầm nghe” (1954)
Tác phẩm: “Mùa thu đan len” thực hiện trên chất liệu sơn dầu và tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” cũng là những tác phẩm xuất sắc của vị hoạ sĩ tài hoa này.
Ngoài ra còn có tác phẩm khác như: “Nữ dân quân miền biển” (Sơn dầu 1960), “Thằng cu đất mỏ” (Sơn mài 1962)… Giá trị của những tác phẩm ấy quả thực khó có thể đo đếm.
Với những cống hiến để đời, ông được trao nhiều huân chương cao quý. Trong đó, đặc biệt nhất là Huân chương Lao động hạng nhất, và đến năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về người họa sĩ tài năng này. Chúc các bạn luôn thành công.