Nền mỹ thuật Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều họa sĩ nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn vang danh khắp thế giới. Dưới đây là tiểu sử về những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam, bạn đọc hãy tham khảo để hiểu hơn về nền mỹ thuật của nước nhà nhé.
Mục Lục
Những họa sĩ nổi tiếng Việt Nam
Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993)
Nguyễn Gia Trí được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”, ông là cây đại thụ lớn nhất của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam, là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật.
Ông đã để lại một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi ông là người duy nhất đã khám phá ra linh hồn của sơn mài truyền thống, khiến những tác phẩm này không còn tầm thường mà đài các, quí phái hơn. Toàn bộ các tác phẩm của ông được ngầm coi là bảo vật và bị cấm đem khỏi lãnh thổ nước ta.
Tác phẩm “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” đã đạt được rất nhiều kỷ lục: kích thước khổng lồ nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống và được nhà nước mua với giá cao nhất là 100.000 USD, tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được ông sáng tác trong gần 20 năm và đây được coi là tác phẩm cuối cùng của ông.
Tô Ngọc Vân (1908 – 1954)
Xem thêm: họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân là họa sĩ được đánh giá là người có công đầu trong việc dùng chất liệu sơn dầu ở đất nước ta. Ông tốt nghiệp khóa 2 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1954 và dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu việc sự dụng chất liệu sơn dầu.
Tác phẩm được nhiều người biết đến của ông là kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” và “Hai thiếu nữ và em bé”. Đáng tiếc là kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” giờ đang bị lưu lạc không biết ở đâu. Còn “Hai thiếu nữ và em bé” đã chính thức được xác nhận là Bảo vật đất nước năm 2013, hiện kiệt tác hội họa này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nguyễn Tường Lân (1906-1946)
Ông là một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Vì chiến tranh, nên thông tin tư liệu và tranh của ông còn sót rất ít. Ông được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào hội họa, sự kết hợp của ông mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, ông đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa.
Ông học khóa 04 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau khi tốt nghiệp ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông thuần thục hầu hết các chất liệu từ sơn dầu, sơn mài, bột màu, lụa cho tới khắc gỗ,…Mặc dù sáng tác được nhiều tác phẩm nhưng số còn giữ lại được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)
Xem thêm: Tìm hiểu họa sĩ Trần Văn Cẩn
Trần Văn Cẩn là họa sĩ nổi tiếng của đất nước, tác phẩm “Em Thúy” của ông được xác nhận là Bảo vật quốc gia. Ông tốt nghiệp khóa VI trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và từng giữ cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ Thuật đất nước ta. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam.
Ngoài tác phẩm “Em Thúy”, ông còn có rất nhiều tác phẩm được nhận xét cao và được công chúng biết tới rộng rãi như: Gội đầu, Gánh lúa, Bộ đội xây dựng cầu, Tát nước đồng chiêm,….
Năm 1944 ông có bức tranh sơn dầu “Người gác Văn Miếu” giành được giải nhất tại Salon Unique. Ông là họa sĩ nổi tiếng cuối cùng của nước ta trong bộ tứ “Phái – Sáng – Liên – Nghiêm” Cho đến những năm cuối đời khi đã ngoài 90, họa sĩ vẫn vẽ hàng ngày với các tác phẩm như: Xuân Hồ Gươm (1957), Nông dân đấu tranh chống thuế (1960), Điệu múa cổ, Gióng (1990), Mười hai con giáp, Kim Vân Kiều…
Trên đây là những họa sĩ nổi tiếng Việt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Chúc các bạn luôn thành công.