Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những danh họa nổi tiếng của nền hội họa Việt Nam trước giải phóng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sự nghiệp và những tác phẩm nổi bật của họa sĩ tài năng này qua bài viết sau nhé.

Mục Lục

1. Tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn

Danh họa Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/08/1910 tại Hải Phòng, ông sinh trưởng trong gia đình tri thức và chịu ảnh hưởng nghệ thuật từ mẹ mình là một nghệ nhân thủ công nặn tò he, đèn giấy bằng nan tre. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu của mình trong lĩnh vực hội họa và được gia đình đặc biệt tán thành.

Chân dung họa sĩ Trần Văn Cẩn một trong những danh họa nổi tiếng nhất Việt Nam trước giải phóng

Chân dung họa sĩ Trần Văn Cẩn một trong những danh họa nổi tiếng nhất Việt Nam trước giải phóng

Ông thi đậu Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa VI cùng các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận. Trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nghiên cứu được kỹ thuật pha chế các lớp sơn chồng lên nhau để thể hiện thành công dòng tranh sơn mài. 

Tác phẩm tốt nghiệp “Lều chõng” đã nhận được đánh giá rất cao. Kể từ khi ra trường ông đã giành toàn bộ thời gian của mình để có thêm nhiều trải nghiệm và sáng tạo các chất liệu khác nhau.

Tham khảo ngay: Giới thiệu tiểu sử và nét chính trong sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Sáng.

2. Sự nghiệp của danh họa Trần Văn Cẩn

Là một người Việt Nam yêu nước, Trần Văn Cẩn đặc biệt có cảm tình của cách mạng đấu tranh giành độc lập. Điều này đã thúc đẩy họa sĩ tham gia phong trào vẽ tranh cổ động.

Một số tranh của Trần Văn Cẩn để cổ động tinh thần yêu nước của nhân dân như: “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”. Sau khi cách mạng tháng 8 đạt được những thành công chiến lược, họa sĩ đã cùng nhiều đồng nghiệp khác thực hiện hàng chục bức tranh cổ động được trưng bày xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” được ưu ái đặt ngay tòa nhà Địa ốc Ngân hàng.

Đến năm 1946 khi chế độ mới đã được xây dựng tại thủ đô Hà Nội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất đã được triển khai. Tác phẩm “Xuống đồng” của danh họa đã vinh dự đạt giải nhất và đã được Hội Văn Hóa Cứu Quốc đặt mua. 

Vào tháng 7/1948, Đại học Văn nghệ toàn Quốc đã bầu họa sĩ Trần Văn Cẩn vào Ban Thường Vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam. Đến tháng 6/1954, ông đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) thay thế họa sĩ Tô Ngọc Vân. 

Với nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nhận huân chương Lao động hạng nhất. Bên cạnh đó, ông còn được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I với những thành tựu trong văn học nghệ thuật.

Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một người luôn nghiêm túc với nghệ thuật và được nhiều người trong giới ngưỡng mộ. Ông đã dành trọn cuộc đời để tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét khó phai trong làng hội họa nước nhà.

Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn luôn được đánh giá cao về tính nghệ thuật. Ông luôn là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

3. Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn tiêu biểu nhất

Tác phẩm Em Thúy là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của họa sĩ Trần Văn Cẩn

Tác phẩm Em Thúy là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của họa sĩ Trần Văn Cẩn

Trong suốt quãng đường hoạt động nghệ thuật, danh học Trần Văn Cẩn luôn mang đến cho nền hội họa Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật như:

  • Em Thúy;
  • Nữ dân quân vùng biển;
  • Chân dung bác thợ lò;
  • Thiếu nữ áo trắng;
  • Gội đầu;
  • Xuống đồng;
  • Tát nước đồng chiêm.

Đây đều là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao và vẫn được giữ nguyên vẹn ý nghĩa hội họa cho đến tận ngày nay.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cuộc đời và tài năng ấn tượng của người họa sĩ huyền thoại này nhé.

4/5 - (1 bình chọn)