Đàn tỳ bà là một loại nhạc cụ truyền thống của các nước phương Đông, thường để độc tấu các bản nhạc cổ truyền dân tộc với khả năng độc tấu rất phong phú. Vậy đàn tỳ bà có mấy dây? Hãy tìm hiểu về loại nhạc cụ này trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Tìm hiểu về nguồn gốc của đàn tỳ bà

Đàn tỳ bà là một loại nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng đàn đã được bản địa hóa tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia khác nhau. Nhạc cụ này đã xuất hiện rất sớm, đàn tỳ bà Trung Quốc với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa.

Tỳ bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam khi ông Lê Tắc ghi trong An Nam Chí Lược tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần. Đàn tỳ bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Hoa.

Khi du nhập vào Việt Nam, đàn tỳ bà có mặt trong dàn nhạc cung đình. Cùng với đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam và đàn tỳ bà đã trở thành ban “Ngũ Tuyệt” của ca nhạc thính phòng Huế, đồng thời lưu truyền trong nhạc dân gian và tồn tại cho đến nay.

đàn tỳ bà có mấy dây

Tìm hiểu về đàn tỳ bà có mấy dây?

2. Màu âm của đàn tỳ bà

Màu âm đàn tỳ bà rất trong sáng, vui tươi nên thường thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình. Màu âm nhạc cụ này hơi giống đàn nguyệt nhưng có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao. Bên cạnh đó, tầm âm của đàn tỳ bà là 3 quãng tám: từ Ðô lên Ðô3 (c lên c3).

Mặc dù đàn tỳ bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng loại nhạc cụ này đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.

Vì thế, đàn tỳ bà thường được dùng để độc tấu các bản nhạc cổ truyền dân tộc, khả năng độc tấu rất phong phú hay sử dụng trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, đặc biệt gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc.

3. Đàn tỳ bà có mấy dây? 

Đàn tỳ bà truyền thống có 16 phím với dây đàn làm bằng tơ se, tuy nhiên, hiện nay loại đàn này không còn phổ biến, mặc dù nó vẫn được dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản.

Bên cạnh đó, loại tỳ bà hiện đại dài khoảng 96cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung. Bốn dây đàn chỉnh giọng A, d, e, a, với âm vực rộng từ A đến g3. Ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép. Trước đây, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về sau mới thay bằng miếng gảy lớn.

4. Cấu tạo của đàn tỳ bà

Đàn tỳ bà thường được chế tác bằng gỗ ngô đồng ở mặt trước, mặt sau là gỗ gụ hay đàn hương. Với cấu tạo của đàn gồm:

– Thùng đàn: Có hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng,

– Mặt đàn: Được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có bộ phận để mắc dây đàn.

– Thân đàn: Ðàn tỳ bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà dọc đàn gắn liền với thân đàn, xưa kia vẫn có phím nhưng là phím giả. Ngày nay đàn này có gắn 3 phím trên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra còn thêm 2 phím cho 2 dây cao. Các phím đều thấp và gắn liền kề nhau dựa theo thang âm bảy cung chia đều.

– Dây đàn: Có 4 dây hiện nay được là bằng sợi nilon, được lên theo các âm: Ðô, Fa, Sol, Ðô1 hoặc Sol, Ðô, Rê, Sol1.

– Bộ phận lên dây: Đàn tỳ bà có 4 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn có đài đàn (ngựa đàn để mắc dây, bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

– Phím gảy đàn: Nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy nhựa hay đồi mồi với các ngón gảy, ngón hất, ngón vê, đặc biệt đàn tỳ bà sử dụng các ngón tay vẩy đuôi trên dây đàn gọi là ngón phi.

đàn tỳ bà có mấy dâyTìm hiểu về đàn tỳ bà có mấy dây?

Xem thêm: Tìm hiểu đàn kìm là gì? Đàn kìm có mấy dây?

5. Kỹ thuật diễn tấu đàn tỳ bà

Kỹ thuật gảy đàn tỳ bà có độ khó khá cao, bởi đây là một trong những loại nhạc cụ dân gian có sức biểu cảm phong phú nhất, lịch thiệp và hàm chứa thông điệp không thể diễn tả bằng lời. Nghệ nhân diễn tấu đàn tỳ bà cần phải ngồi thấp, có thể ngồi trên ghế hoặc trên chiếu. Họ sẽ dùng tay phải để gảy đàn, tay trái có các ngón nhấn, ngón vuốt… mà bạn có thể tìm hiểu như:

Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động.

Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của đàn tỳ bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn này có lối đánh song thinh (song thanh) nghĩa là 2 đồng âm ở hai dây khác nhau.

Ngón nhấn: Ngón này thường chỉ nhấn từ khoảng nửa cung đến một cung liền bậc. Ví dụ như nhấn, luyến lên, nhấn láy… và hiệu quả nhấn tốt nhất thường rơi vào khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa.

Ngón vuốt: Đây là ngón được sử dụng nhiều nhất khi chơi đàn tỳ bà. Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

Ngón phi: ngón phi thường có thể đánh lên cả 4 dây hoặc phi lên từng cặp dây.

Bên cạnh đó, đàn tỳ bà thường có 2 kỹ thuật rất phổ biến là “tỳ” và “bà”. Hai kỹ thuật này đi song song và tạo ra những âm thanh khác biệt của đàn. Cùng với đó, kỹ thuật búng dây đàn cũng quan trọng, cách thực hiện của nó ngược với kỹ thuật gảy đàn guitar. Trong cách chơi của tỳ bà, kỹ thuật tay trái được đánh giá rất cao và rất quan trọng, bởi nó giúp tạo ra những âm rung, âm luyến, âm bội và những âm hòa giả.

Hiện nay, đàn tỳ bà có rất nhiều loại, với mức giá dao động từ 3 đến trên 20 triệu đồng. Những loại đàn tỳ bà hàng cao cấp có giá rất đắt đỏ, nhưng thông thường chúng cho ra những âm thanh rất tuyệt vời. Tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn tài chính của mình để bạn lựa chọn những chiếc đàn tỳ bà phù hợp.

Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về đàn tỳ bà có mấy dây cũng như cấu tạo của loại đàn này.

Tổng hợp

Rate this post