Họa sĩ Nam Sơn là người đã cống hiến suốt cuộc đời và có nhiều đóng góp to lớn cho nền Mỹ Thuật Việt Nam đương đại. Ông đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong nền hội họa nước nhà. Họa sĩ Nam Sơn có các tác phẩm nổi tiếng nào?.

Mục Lục

Vài nét về họa sĩ Nam Sơn

Hoạ sĩ Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ sinh ngày 15/02/1890, mất ngày 26/01/1973, tại Hà Nội. Ông là một họa sĩ nổi tiếng là hậu duệ của một dòng họ danh gia vọng tộc dòng tộc có truyền thống yêu nước và truyền thống thi thư. Họa sĩ Nam Sơn đã để lại cho hậu thế hơn 400 tác phẩm hội họa và có nhiều đóng góp to lớn cho nền Mỹ Thuật Việt Nam đương đại.

Họa sĩ Nam Sơn là người đã cống hiến suốt cuộc đời không hề mệt mỏi cho sự mỹ thuật Việt Nam được thể hiện bằng nhiều chất liệu. Được biết, ông là người đầu tiên đưa nghệ thuật tranh sơn dầu vào Việt Nam. Ông được ghi nhận là một trong hai sáng lập viên họa sĩ Pháp Victor Tardieu thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tạo ra con đường đi cho hội họa Việt Nam. Tác phẩm của Nam Sơn rất hiếm hoi. Những người yêu thích hội họa tại Hà Nội ai nấy đều biết danh tính của ông.

buc-tranh-son-dau-co-ten-ong-gia-kim-lien-cua-hoa-si-nam-son

Bức tranh sơn dầu có tên “Ông già Kim Liên” của họa sĩ Nam Sơn

Không phải bây giờ tranh của họa sĩ Nam Sơn mới nổi tiếng mà cái tên Nam Sơn đã được biết đến ở các cuộc triển lãm lớn ở Paris (Pháp), ở Iatlya những năm 1930-1932. Nếu ai quan tâm đến vị trí nền hội họa Việt Nam hẳn sẽ biết các sáng tác của ông được truy tìm gay gắt trong giới thưởng ngoạn hội họa. Bức tranh sơn dầu “Chân dung mẹ tôi” của họa sĩ Nam Sơn – đã nhận giải thưởng Huy chương Bạc tại triển lãm mỹ thuật quốc tế Paris năm 1932.

Năm 1932 tại triển lãm hội họa ở Roma tranh khắc gỗ “Cò trắng và Cá vàng” của họa sĩ Nam Sơn cũng được nhận bằng khen. Bức tranh “Chợ gạo bên sông Hồng” (mực tàu trên vải) năm 1930 đã được nhà nước Pháp mua trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp. Đến nay họa sĩ Nam Sơn là tác giả duy nhất có tranh đại diện cho hội họa Việt Nam được trưng bày tại bảo tàng nước Pháp.

Nền hội họa Việt Nam nhiều năm gần đây được các nhà sưu tầm thế giới rất chú ý, các tác giả đi ra từ Trường Mỹ thuật Đông Dương những năm nửa đầu thế kỷ trước như: Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Lê Phổ, Phạm Tăng, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm,v.v…

Họa sĩ Nam Sơn luôn được nhắc đến là người có công đầu tiên đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mang con đường phát triển mới cho hội họa Việt Nam.

Họa sĩ Nam Sơn cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp đào tạo họa sĩ. Ông đã để lại cho hậu thế hơn 400 tác phẩm hội họa đã được ghi nhận là một trong những họa sĩ đặc sắc nhất của đất Việt. Trong sáng tác của họa sĩ Nam Sơn có những tác phẩm xuất sắc được thế giới ghi nhận. Những tác phẩm của ông được các nhà sưu tập thế giới truy lùng.

Họa sĩ Nam Sơn có các tác phẩm nổi tiếng nào?

Họa sĩ Nam Sơn đào tạo ra hàng trăm họa sĩ tài hoa để phát triển cho toàn bộ sự nghiệp Mỹ thuật toàn đất nước. Ông bị ảnh hưởng nhiều bởi nền hội họa Nhật bản, Trung Quốc.

buc-tranh-son-dau-chan-dung-me-toi

Bức tranh sơn dầu “Chân dung mẹ tôi”

Xem thêm:

Nam Sơn đã để lại khoảng trên 400 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau. Một số tác phẩm tiêu biểu như:

  • Bức tranh sơn dầu ” Chợ Gạo bên sông Hồng” vẽ năm 1930 được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp.
  • Bức tranh sơn dầu “Chân dung mẹ tôi” đoạt huy chương bạc tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế – Paris năm 1932
  • Tranh phấn tiên pastel “Chân dung cụ Sùng ấm Tường” vẽ năm 1927
  • Tranh sơn dầu “Bức Chân dung nhà Nho” vẽ năm 1923
  • Tranh lụa “Về chợ” vẽ năm 1927.
  • Tranh lụa “Thiếu nữ nông thôn”

Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âu, ông là người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam. Ngoài tranh sơn dầu, lụa, mực nho ông dùng chì son (sanguine) là chủ yếu. Tên tuổi họa sĩ Nam Sơn cùng nhiều học trò là những tài sản vô giá của dân tộc.

Rate this post