Nguyễn Gia Trí cũng là một trong số những họa sĩ nổi tiếng và được rất nhiều người biết đến thông qua từng tác phẩm nghệ thuật của ông. Để giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Gia Trí các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.

Mục Lục

Tiểu sử về họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908-1993) quê quán ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (hiện nay là Hà Nội). Vào năm 1936, ông tốt nghiệp tại Học viện Mỹ thuật Đông Dương. Ông chính là người đứng đầu trong thời kỳ đỉnh cao của tranh sơn mài trong giai đoạn từ năm 1938 – 1944. Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí với rất nhiều các đường nét thanh lịch vừa thực vừa ảo, in khắc giữa những lớp sơn mài tạo nên được các kiệt tác nghệ thuật để đời.

Sự nghiệp làm nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Nguyễn Gia Trí chính là cha đẻ của tranh nghệ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam, đồng thời cũng chính là người tiên phong chuyển các bức tranh sơn mài thành tác phẩm kiệt tác nghệ thuật. Theo đó, những tác phẩm của ông thường sẽ vẽ về người phụ nữ, tranh về phong cảnh và được nhận định là đỉnh cao của nghệ thuật tranh sơn mài.

Tìm hiểu thông tin chung về tiểu sử họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Sự nghiệp làm nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

>>> Tìm hiểu thêm về tiểu sử của họa sĩ Vincent Van Gogh

Ông Nguyễn Gia Trí đã dùng đến những phương pháp sơn mài mới nhằm phối hợp giữa việc chạm khắc và in ấn, bên cạnh đó còn vận dụng thêm những nguyên tắc cấu trúc của hội họa phương Tây nhằm tạo ra được nhiều bức tranh hiện đại mang đặc trưng dân tộc. Cũng chính vào thời điểm này, tác phẩm Lưu Nguyễn của ông đã được nhập khổ lớn, đã được người Pháp mua về và được trưng bày tại Phủ Toàn quyền của người Pháp (hiện nay là Phủ Chủ tịch) tại Hà Nội, hiện nay vẫn còn được treo ở đó.

Thời điểm vào cuối năm 1930, ông Nguyễn Gia Trí tiến hành thành lập Đại Việt Dân Chính Đảng cùng với Nguyễn Văn Lữ, Tề Hồng, Nguyễn Tấn Tân và Hoàng Đạo. Cũng từ hoạt động chính trị mà ông đã bị chính quyền thực dân Pháp đày lên tỉnh Sơn La.

Những năm 1940, khi chất liệu sáng tác đã được thay đổi nhằm chuyên về chất liệu sơn mài, do đó đã tạo nên được một phương cách riêng. Đề tài quen thuộc đó là các cô gái duyên dáng, hình thái thong dong trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Ông Nguyễn Gia Trí đã dùng đến son môi, thiếp vàng, bạc, sơn than, vỏ trứng, sơn cánh gián nhằm tạo nên được một vẻ đẹp lộng lẫy và chiều sâu cũng rất huyền bí cho đồ sơn mài, nhằm đẩy được giá trị nghệ thuật của tranh sơn mài lên đỉnh cao, đồng thời có thể khẳng định được tầm quan trọng của chất sơn mài trong sơn mài.

Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 đã có nhiều bức tranh quý giá của ông được rất nhiều người sưu tầm và thường được đặt tại những biệt thự sang trọng. Những năm 1960 và 1970, nghệ thuật của ông Nguyễn Gia Trí đã có khuynh hướng trừu tượng, nhưng cuối đời thì ông lại trở về với thế giới đầy lãng mạn đẹp như mơ của những năm 1940.

Tính độc – mới lạ trong phong cách vẽ tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Phong cách vẽ tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau trong cuộc đời. Trong mỗi phong cách vẽ tranh thì ông đều tạo ra được cho mình các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo vô cùng độc đáo, trở thành những kiệt tác của mỹ thuật Việt Nam cho đến ngày hôm nay.

>>> Bạn biết gì về họa sĩ Lê Minh Châu

Tìm hiểu thông tin chung về tiểu sử họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Tính độc – mới lạ trong phong cách vẽ tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Phong cách vẽ tranh ở giai đoạn những năm 1940

Đây được nhận định là giai đoạn chuyển biến trong phong cách vẽ tranh của họa sĩ Gia Trí. Ở thời điểm này ông đã tạo ra được những nét riêng trong bức tranh của mình từ nền tảng cơ sở kiến thức đã được học ở trước đó.

Theo đó, từng nét vẽ trong tranh của ông luôn có thiên hướng thanh lịch, rất tinh tế và luôn đậm nét tộc cho dù bản thân ông thông thạo về hội họa phương Tây. Trong từng tác phẩm của ông được phối hợp hài hòa các gam màu nóng tạo nên được các bức tranh rất ấn tượng, hài hòa khi nhìn vào.

Những chủ đều quen thuộc nhất ở trong giai đoạn này của họa sĩ này đó là cảnh về những cô gái duyên dáng, cảnh đồng quê. Từ các nguyên liệu đơn giản như sơn than, tiếp vàng, bạc, son môi, vỏ trứng, sơn cánh gián mà họa sĩ này đã tạo ra được nét đẹp huyền bí, lộng lẫy trong từng bức tranh của mình.

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng đã kết hợp hoàn hảo giữa khắc, in ấn với nhau, dùng nguyên tác chiều sâu trong hội họa của phương Tây nhằm tạo ra được các bức tranh mang đậm phong cách của dân tộc Việt. Đáng chú ý hơn là họa sĩ này còn xây dựng được bố cục bình phong cho các tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Do đó, các bức tranh của họa sĩ này rất được ưa chuộng ở trong thời kỳ này.

Phong cách vẽ tranh tại giai đoạn 1960 – 1970

Ở trong giai đoạn này, phong cách vẽ tranh của họa sĩ bị ảnh hưởng sâu sắc từ trường phái trừu tượng có nguồn gốc ở Châu Âu. Từng bức tranh cũng mang một chút mềm mại nhưng cũng rất mông lung huyền ảo nên khiến cho nhiều người phải tò mò.

Giai đoạn cuối đời của Nguyễn Gia Trí

Tuy có bị ảnh hưởng vì các xu hướng nghệ thuật ở trên thế giới, nhưng vào giai đoạn cuối đời ông lại trở về với phong cách nghệ thuật với sự tính thanh lịch, lãng mạn và mộng mơ thuở ban đầu.

Suốt cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã không ngừng sáng tạo các điểm mới, mang đến những phong cách mới mẻ cho nền nghệ thuật Việt Nam. Với tâm hồn tự do, bay bổng của chính mình, ông đã để lại cho đời rất nhiều các kiệt tác.

Kết luận

Hy vọng toàn bộ các thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được biết về họa sĩ Nguyễn Gia Trí và phong cách nghệ thuật của ông theo thời gian. Theo đó, để biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn hãy thường xuyên truy cập vào Website này nhé!

Rate this post