Điều dưỡng và Y tá đều là những vị trí công việc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết Điều dưỡng và Y tá khác nhau như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
Giới thiệu về ngành Điều dưỡng và Y tá
Điều dưỡng và Y tá được biết đến là hai nghề khác biệt tuy nhiên cùng thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hai ngành nghề này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Bác sĩ, chăm sóc người bệnh và trở thành bộ phận thiết yếu trong hệ thống Y tế.
Mặc dù khác nhau về tên gọi, tuy nhiên cả hai nghề đều mang tính chất cao quý và yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kỹ năng ngành chuyên môn ngành nghề. Đặc biệt cần thành thạo kỹ năng như xử lý tình huống nhanh, kiên nhẫn, tỉ mỉ và có khả năng thấu hiểu, đồng cảm với người bệnh và gia đình của họ.
Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một công việc có vai trò quan trọng trong ngành Y tế và thực hiện chức năng hỗ trợ, chăm sóc, theo dõi tình trạng người bệnh từ khi điều trị đến phục hồi xuất viện về nhà.
Để trở thành Điều dưỡng viên chuyên nghiệp, trong quá trình học tập cần tích lũy kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng tốt công việc đặt ra.
Y tá là gì?
Y tá là trợ thủ đắc lực của các Bác sĩ chuyên khoa nhằm hỗ trợ cho quá trình chăm sóc người bệnh và tâm lý người nhà bệnh nhân trong nhiều tình huống khác nhau.
Y tá thường xuyên tiếp xúc với người bệnh nhiều hơn cả Bác sĩ, tuy nhiên họ chỉ cần đạt trình độ đào tạo sơ cấp là có thể bắt đầu công việc tại các cơ sở Y tế.

Điều dưỡng và Y tá khác nhau như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Điều dưỡng viên và Y tá sẽ cần căn cứ vào các tiêu chí như trình độ đào tạo, chức danh, công việc cụ thể, yêu cầu chuyên môn… Cụ thể như:
Tiêu chí | Y tá | Điều dưỡng viên |
Trình độ đào tạo | – Được đào tạo ở hệ Trung cấp, Cao đẳng.
– Được cấp chứng chỉ hoặc bằng nghề Điều dưỡng. |
– Tốt nghiệp Đại học Điều dưỡng trong thời gian 4 năm.
– Đào tạo các chứng chỉ sau Đại học hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu. |
Chức danh | – Là công việc ở cấp độ cơ bản và được gọi là Y tá. | – Điều dưỡng có rất nhiều các chức danh khác nhau như: Điều dưỡng trưởng, Điều dưỡng chuyên khoa (sản, nhi, ung thư, v.v.), Điều dưỡng viên cao cấp… |
Công việc hàng ngày | – Đo các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mạch, nhịp thở.
– Giám sát tình trạng bệnh nhân, giúp đỡ trong các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, vệ sinh). – Cung cấp thuốc theo chỉ định bác sĩ và điều dưỡng viên. – Thực hiện các thủ thuật cơ bản như tiêm thuốc, thay băng). |
– Xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh căn cứ trên tình trạng sức khỏe.
– Đánh giá toàn diện sức khỏe bệnh nhân và lập báo cáo cho Bác sĩ và nhân viên y tế khác. – Giám sát, đào tạo và hướng dẫn công việc cho Y tá và các Điều dưỡng viên cấp dưới. – Chăm sóc các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe phức tạp, tham gia chăm sóc các ca phẫu thuật, hồi sức cấp cứu. |
Chuyên môn | – Chuyên môn cơ bản về chăm sóc bệnh nhân và thực hiện các thủ thuật y tế đơn giản. | – Chuyên môn sâu, bao gồm cả kiến thức về dược lý, sinh lý học, tâm lý học, và chăm sóc bệnh nhân chuyên sâu. |
Khả năng làm việc độc lập | Không có nhiều khả năng làm việc độc lập, thường làm việc dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên hoặc bác sĩ. | Có khả năng làm việc độc lập trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, ra quyết định chăm sóc. |
Vai trò trong đội ngũ y tế | – Làm việc chủ yếu dưới sự giám sát của Bác sĩ và BBiều dưỡng viên.
– Hỗ trợ các công việc hành chính trong bệnh viện. |
– Làm việc phối hợp với các bác sĩ và chuyên gia khác để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân toàn diện.
– Có thể điều hành và giám sát một đội ngũ y tá và Điều dưỡng viên. |
Phạm vi chuyên môn | – Hỗ trợ các nhiệm vụ cơ bản, chăm sóc bệnh nhân trực tiếp.
– Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và điều dưỡng viên. |
– Đánh giá toàn diện và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
– Phát triển các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân và tư vấn về các vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình. |
Tư vấn và giáo dục bệnh nhân | – Không thường xuyên tư vấn, chủ yếu là theo dõi và hỗ trợ bệnh nhân. | – Thường xuyên tham gia tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thuốc men, cách chăm sóc bệnh nhân tại nhà, và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân. |
Thực hiện thủ thuật y khoa | – Thực hiện các thủ thuật cơ bản như tiêm thuốc, thay băng, chăm sóc vết thương, đo chỉ số sinh tồn. | – Thực hiện các thủ thuật y khoa phức tạp hơn như truyền dịch, đặt ống thông tiểu, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật, và tham gia vào các ca phẫu thuật nếu cần. |
Đào tạo và giảng dạy | – Không tham gia đào tạo hoặc giảng dạy. | – Tham gia giảng dạy cho sinh viên Điều dưỡng hoặc đào tạo lại cho y tá. |
Cơ hội nghề nghiệp | – Thường làm việc tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế công cộng, viện dưỡng lão, và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. | – Làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa, tổ chức nghiên cứu y khoa, giảng dạy tại các trường Đại học hoặc Cao đẳng. |
Điều dưỡng và Y tá ai cao hơn?
Hiện nay trong hệ thống Y tế Việt Nam, Điều dưỡng sẽ có chức danh cao hơn so với Y tá, bởi chương trình đào tạo Điều dưỡng được xây dựng bài bản, khoa học, trang bị cho sinh viên kiến thức vững vàng, kỹ năng chuyên môn giỏi. Vị trí Y tá tại các bệnh viện, cơ sở Y tế hiện nay đang chuyển đổi dần sang Điều dưỡng nhằm đáp ứng tốt với sự thay đổi, phát triển của bộ máy Y tế.
Trên thực tế có nhiều cơ sở Giáo dục đào tạo ngành Điều dưỡng, trong đó thí sinh lựa chọn hệ Đại học hoặc học Cao đẳng Điều dưỡng tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, mục tiêu sự nghiệp trong tương lai.
Hi vọng rằng với thông tin chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Điều dưỡng và Y tá khác nhau như thế nào? Từ đó nắm rõ và phân biệt được đặc điểm công việc của 2 ngành nghề Y tá và Điều dưỡng và đưa ra quyết định học ngành nào trong tương lai cho phù hợp.