Thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và hiện nay đã lan rộng sang hơn 60 quốc gia trên thế giới. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc xuất xứ với quá trình phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên nhé.
Mục Lục
Nguồn gốc ra đời của thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên được gây dựng bởi ông Ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Ông sinh ngày 10/02/ 1971 tại Nha Trang, Khánh Hòa tại một gia đình nông dân nghèo. Đến năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam là một huyện miền núi thời đó.
Năm 1992, ông trúng tuyển vào trường Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Dù vậy thì việc lên nhập học tại trường y ở Buôn Ma Thuột không đánh dấu tương lai của ông với nghề này.
“ Khi còn học tại ngôi trường Y thì ngày nào tôi cũng luôn có một nỗi trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc. Nỗi bứt rứt đó càng lớn dần lên theo năm tháng. Để có cuộc sống khá giả hơn thì nhiều người học y chúng tôi đã đành gác lại lời thề Hippocrate. Tuy nhiên với tôi, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là… bỏ nó luôn, làm việc khác”, ông chia sẻ.
Trong lúc ông đang có dự tính bỏ học để lên thành phố kiếm việc làm thì ông đã nghe đến lời khuyên của chú, ông quyết định quay trở lại hoàn thành nốt việc học của mình.
Khi quay trở lại học tại trường, ông Vũ thường tham gia hoạt động tìm tòi, nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Qua một người bạn thì ông xin được công thức làm cà phê rang xay ở một cửa hàng nổi tiếng tại Tuy Hòa.
Đến năm 1996, ông cùng với 3 người bạn cùng phòng trọ đã thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại cây số 3 thành phố Buôn Ma Thuột. “Đây được xem là một sự kiện trọng đại trong đời tôi, gắn liền với lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên này”, ông Vũ kể lại.
Với cách đặt tên “Hãng cà phê Trung Nguyên” cho thấy sự khác biệt với các thương hiệu khác thời điểm bấy giờ. Theo đó thì, từ “hãng” được xem là một cơ sở kinh doanh bề thế, chứ không phải là một một căn nhà nhỏ với diện tích vài m2 cùng với chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ công suất thấp như của ông Vũ khi ấy. Logo của Thương hiệu cà phê Trung Nguyên là hình mũi tên hướng thẳng lên trời, điều đó thể hiện được khát vọng vươn lên, ý chí chinh phục đỉnh cao.
Với một khát vọng lớn, ông Vũ đã hướng cho mình một lối đi khác biệt. Sản phẩm này vừa là sự kế thừa và phát huy những giá trị di sản của cà phê Việt Nam, bao gồm các sản phẩm cà phê tuyệt ngon, nổi tiếng với tên gọi Sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5, 8 cùng với những dòng sản phẩm cà phê rang xay chữ I (Khát vọng khởi nghiệp), S (Chinh phục thành công), Nâu (Sức sống đại ngàn), Chế phin… lần lượt được ông Vũ cho ra đời. Theo đó thì khách hàng có thể tự lựa chọn hương vị cà phê phù hợp với gu và khẩu vị của riêng mình.
Xem thêm: Thương hiệu đồng hồ nữ nổi tiếng nhất hiện nay
Cửa hàng đầu tiên ở Sài Gòn
Ngày 20/8/1998, đánh dấu quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên của ông Vũ tại địa chỉ số 587 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ở thời điểm đó thì ông Vũ cũng cho thấy là người biết cách làm quảng cáo khi mà quán đã miễn phí trong 10 ngày đầu tiên. Điều đó nhanh chóng thu hút được mọi người đến thưởng thức miễn phí. Tuy nhiên điều níu chân khách đến nay đó là chất lượng và hương vị Việt nổi bật hơn so với các hãng khác.
Từ một địa điểm bán hàng ban đầu thì ông Vũ chuyển qua hình thức nhượng quyền kinh doanh, sau đó thì hãng cà phê Trung Nguyên nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng tại những thành phố lớn. Năm 2011, Trung Nguyên đánh dấu nhượng quyền thành công tại Nhật Bản.
Cà phê hòa tan – bước ngoặt của Trung Nguyên
Yếu tố giúp cho Cafe Trung Nguyên làm nên tên tuổi của mình đó là khi tham gia vào thị trường cà phê hòa tan. Đó là ngày 23/11/2003, Cafe G7 mang lại dấu ấn mạnh mẽ, hiện nay vẫn còn xuất hiện ở rất nhiều gia đình Việt. Đây được xem là cuộc thử mù thách thức với những thương hiệu thống trị lúc bấy giờ là Nescafe của tập đoàn nước ngoài Nestle.
Kể từ khi được người Việt đón nhận thì G7 nhanh chóng trở thành một trong 3 thương hiệu dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt: Trung Nguyên – Nestle – Vinacafe. Từ nhiều năm nay thì đây được xem là thế chân vạc trên thị trường. Một số nghiên cứu cho thấy 3 thương hiệu trên đã chiếm trên 80% thị phần cà phê hòa tan Việt Nam trong năm 2014.
Có thể bạn chưa biết: Thương hiệu Dior và sự thật thú vị
Chiến lược “ chỉ đua với người đứng đầu”
Để làm nên tên tuổi của thương hiệu cà phê Trung Nguyên như hiện nay, ông Vũ vừa là người đưa ra những phát ngôn gây sốc. Ông còn đề ra những chiến lược kinh doanh: “Chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”. Quan điểm đó đã được thể hiện rất rõ trong hoạt động quảng bá của Trung Nguyên.
Năm 2003, ông Vũ đã tổ chức một cuộc “thử mù” tại Dinh Thống Nhất. Đây là cách thử sản phẩm mà không tiết lộ trước sản phẩm nào của thương hiệu nào. Khi đó thì thương hiệu cà phê chưa tên tuổi là G7 sẽ đấu với các thương hiệu mạnh nhất là Nescafe của Nestle.
Cuộc thi “thử mù” đã thu hút được hơn 11.000 người tham gia mang đến thành quả rất ấn tượng cho G7. Bằng cách đó, cafe G7 đã tạo ra một ấn tượng về chất lượng không hề thua kém. Không chỉ vậy, là một sản phẩm do người Việt tạo nên nên được ưa chuộng nhất. Kết quả của cuộc thi này đó là mảng cà phê hòa tan của Trung Nguyên trở thành một thế lực lớn.
Bên cạnh đó, còn có một sự kiện nổi bật khác đã đánh dấu chiến lược “thách thức người đi đầu” khác của Trung Nguyên. Đó là thời điểm mà hãng cafe Starbucks đến Việt Nam. Ông đã có phát ngôn hùng hồn như “Starbucks chỉ là nước có vị cà phê pha đường”, “Trung Nguyên không sợ Starbucks”,… ông Vũ cho rằng, Trung Nguyên là đối thủ cạnh tranh với gã khổng lồ cà phê lớn nhất thế giới. Đáng chú ý, phát ngôn đó đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người tiêu dùng, từ đó nâng cao vị thế của Trung Nguyên.
Bài viết trên đây về thương hiệu cà phê Trung Nguyên hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được nguồn gốc và quá trình phát triển của hãng cafe này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nữa nhé. Chúc bạn thành công!