Leonardo da Vinci được biết đến là một họa sĩ mà còn là thiên tài toàn năng của lịch sử nhân loại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về thông tin họa sĩ Davinci với những sự thật thú vị về cuộc đời ông.

Mục Lục

1. Tiểu sử Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci nổi tiếng là một người họa sĩ, nhưng trên thực tế thì người nghệ sỹ này còn làm được nhiều hơn vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về Leonardo da Vinci là ai, có những tài năng nào thì hãy cùng xem thông tin bên dưới:

Họa sĩ Davinci -thiên tài toàn năng lịch sử nhân loại
Họa sĩ Davinci -thiên tài toàn năng lịch sử nhân loại

1.1. Leonardo da Vinci là ai?

Họa sĩ Davinci có tên thật là Leonardo da Vinci, ông sinh năm 1452, mất năm 1519. Đây là thiên tài toàn năng người Italia thời kỳ Phục Hưng. Ngoài vai trò trở thành họa sĩ thì ông còn là tác giả nổi tiếng của bức tranh Mona Lisa. Cuộc đời của ông không chỉ đơn điệu là một danh hoa, mà còn là bác sĩ, nhạc sĩ, nhà phát minh, bên cạnh đó còn là kiến trúc sư, điêu khắc với nhà triết học tự nhiên, giải phẫu… Ông đã để lại rất nhiều thành công trong các lĩnh vực được biết, đó cũng là lý do người đời gọi ông là thiên tài toàn năng nhất trong lịch sử nhân loại.

Họa sĩ Davinci sinh ra tại làng Anchiano, gần thị trấn Vinci, Italia. Sống trong hoàn cảnh bình thường như bao người khác, cha của ông là Piero – một luật sư kiêm công chứng viên, còn mẹ là Caterina – một cô thôn nữ nghèo. Sự chênh lệch về địa vị khiến cho cuộc tình không có kết thúc đẹp, không danh chính ngôn thuận nên Leonardo trở thành đứa con ngoài giá thú.

>>> Bạn có biết: Tiểu sử họa sĩ Đào Anh Khánh với cuộc đời, sự nghiệp

1.3. Sự nghiệp của họa sĩ Davinci

Ở độ tuổi 25 thì Leonardo đã rời khỏi xưởng của người thầy để theo sự nghiệp của một họa sỹ độc lập.

Năm 1482, họa sĩ DaVinci chuyển tới Milan và phục vụ dưới trướng công tước Ludovico Sforza. Ông đã dành thời gian 17 năm nơi đây với công việc như điêu khắc, vẽ tranh, thiết kế các bữa tiệc cung đình, chế tạo máy móc, vũ khí. Đến năm năm 1499 ông mất quyền lực và kết thúc thời gian nơi đây.

Trong 16 năm tiếp theo, Leonardo da Vinci đã sang bên Italia để làm việc cho những người bảo trợ khác nhau. Khoảng năm 1503, ông mới có thời gian bắt đầu công việc vẽ “Mona Lisa”.

Từ năm 1513 đến năm 1516, Leonardo tiếp tục làm việc tại Rome, duy trì xưởng đồng thời thực hiện dự án cho Giáo hoàng.

3. Bí mật thú vị về cuộc đời  họa sĩ Davinci

Ngoài danh hiệu họa sĩ tài năng, tác giả của những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, cuộc đời Leonardo da Vinci còn nhiều điều thú vị trong suốt những năm bôn ba cần được khám phá:

3.1. Da Vinci không phải là tên họ của ông

Khi đọc đến tên Leonardo da Vinci thì nhiều người nhầm lẫn da Vinci là họ của ông, nhưng thực tế ‘da Vinci’ có nghĩa là ‘đến từ Vinci’ (tên thành phố gần nơi ông được sinh ra). Sự thật tên đầy đủ của ông là ‘Leonardo di ser Piero da Vinci’ có nghĩa là Leonardo, con trai của ser Piero, đến từ Vinci.

3.2. Chưa từng đến trường

Tuổi thơ của Leonardo da Vinci khá thiệt thòi khi không được đến trường bởi là con ngoài giá thú. Ông không được học đọc, viết hay làm toàn ở nhà. Nhưng những khả năng về phát minh sáng tạo, kiến thức uyên thâm mà Leonardo có được đều do ông tự mày mò học.

3.3. Khiến người thầy phải từ bỏ hội họa

Trong thời gian học vẽ thì họa sĩ Davinci được người thầy giao cho nhiệm vụ vẽ bức tranh Lễ rửa tội của Chúa. Ông đã nhờ học trò của mình vẽ nhân vật phụ còn ông đảm nhiệm vẽ thiên thần mặc chiếc áo màu xanh và cầm tấm vải ở góc trái phía dưới bức tranh.

Họa sĩ Davinci -tác giả của tác phẩm Mona Lisa vươn tầm thế giới
Họa sĩ Davinci -tác giả của tác phẩm Mona Lisa vươn tầm thế giới

Khi tác phẩm hoàn thành, người thầy của ông là Verrocchio đã phải hổ thẹn bản thân, quyết định từ bỏ sự nghiệp hội họa khi tài năng phi thường của ông bộc lộ.

>>> Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp hội họa của họa sĩ Lê Phổ 

3.4. Niềm đam mê giải phẫu cơ thể người

Ngoài trí tưởng tượng không giới hạn và đam mê sự chính xác trên mọi vật, kể cả con người, họa sỹ Davinci đã tiến hành cuộc giải phẫu cơ thể người, trong đó có người thai phụ đã qua đời và thi thể tội phạm ở các trường y.

3.5. Các tác phẩm thường bị bỏ dở

Dù được mệnh danh là họa sĩ Davinci nhưng ông không phải danh họa chuyên tâm. Với nhiều đam mê và sở thích thì ông thường không hoàn thành dự án hay bức tranh mình đã nhận.

Thay vào đó, Davinci đã dành nhiều thời gian được hòa mình vào thiên nhiên, tham gia cuộc thí nghiệm khoa học, mổ xẻ cơ thể người và động vật. Sau mỗi hành trình ông đều ghi chú vào sổ tay về lý thuyết, quan sát với phát minh của mình.

3.6. Chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày

Danh họa thực hiện phương pháp chủ ba pha – Uberman (Uberman Cycle, Uberman Sleep). Cụ thể là cứ sau 4 tiếng, ông sẽ chợp mắt 20 phút. Tổng thời gian ngủ mỗi ngày tương đương 2 tiếng.

3.7. Những ý tưởng khoa học của ông có rất ít ảnh hưởng ở thời đại của ông

Dù là họa sĩ nhưng những ý tưởng, phát minh khoa học của Leonardo rất ít ảnh hưởng và thu hút sự chú ý trong thời đại. Nguyên nhân là do ông không nỗ lực xuất bản ghi chép của mình. Thế kỷ sau những ghi chép đó mới được công bố rộng rãi và họ thấy được ý tưởng vượt thời đại của ông.

3.8. Tác giả cuốn sách đắt nhất thế giới

Không phải ai cũng biết, Leonardo da Vinci nổi tiếng với cuốn sổ tay Codex Leicester. Trong đó ghi chép lại những quan sát, khám phá và phát minh của mình với giá trị 30,8 USD do Bill Gates mua lại.

3.9. Tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới

Bức tranh ‘Salvator Mundi’ của danh họa Leonardo da Vinci năm 2017 được bán với giá 450 triệu đô la tại New York, và trở thành bức tranh đắt nhất thế giới.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin và những bí ẩn thú vị trong cuộc đời họa sĩ Davinci hi vọng hữu ích với bạn đọc. Theo dõi những câu chuyện tiếp theo được chúng tôi cập nhật ở chuyên mục này để cập nhật kiến thức hữu ích.

Rate this post