Họa sĩ Phạm Ánh là một người có tài năng, tố chất nghệ thuật. Dù đi đến con đường này khá muộn nhưng ông đã gặt hái được rất nhiều thành công. Để tìm hiểu về tiểu sử và con đường nghệ thuật của Họa sĩ Phạm Ánh thì các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Tiểu sử của họa sĩ Phạm Ánh

Người nghệ sĩ Phạm Ánh sinh năm 1949 tại lòng Hà Nội trong bối cảnh Thủ đô còn đang bị tạm chiếm. Ông quê gốc tại Hành Thiện, Nam Định, được biết đến là một người họa sĩ lãng tử trong nghệ thuật, nghệ sĩ, nhiếp ảnh. Hiện nay, Phạm Ánh luôn nhuốm lên vẻ phong trần cho đến nay cũng đang chuẩn bị đồ nghề, máy móc đến với những lễ hội mùa thu…

Họa sỹ Phạm Ánh với nhiều tác phẩm về tình yêu đất nước
Họa sỹ Phạm Ánh với nhiều tác phẩm về tình yêu đất nước

Họa sĩ Phạm Ánh bén duyên với con đường đến với nghệ thuật nhiếp ảnh cũng là một cơ duyên tình cờ. Cũng như nhiều họa sĩ khác đồng thời cầm máy sáng tạo ra những tác phẩm nhiếp ảnh khác nhau. Điểm chung của người cầm bút lông bấm máy là họ mang đến những bức ảnh được bố trí chặt chẽ về bố cục, ánh sáng đồng thời chuyển tải những thông tin giàu ý nghĩa qua ngôn ngữ nghệ thuật ảnh. Còn với họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Ánh cũng là một người như thế.

Đến năm 1996 thì anh đến với nhiếp ảnh khá muộn trong thời điểm mà con đường hội họa anh đi đã được hơn hai chục năm. Từ đó, hội họa và nhiếp ảnh cùng Phạm Ánh song hành trên cùng một con đường.

Mỗi người nghệ sỹ sẽ được hội tụ về sự tài hoa ít nhiều, đó là niềm may mắn của từng người. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng Phạm Ánh trong những năm gần đây đều đang “rất được” về nghệ thuật nhiếp ảnh. Ban đầu thì nó chỉ là một thứ để ghi chép tư liệu cuộc sống để họa sĩ Phạm Ánh phục vụ cho công việc vẽ tranh. Trước kia, người họa sĩ này đã phải ký họa thì với chiếc máy ảnh tiện lợi ngày nay, bạn chỉ cần thao tác một nút bấm ” tách” cái là xong, bắt đứng ngay về biểu cảm, dáng, nét đối với nhân vật nào đó…

Cho đến nay thì các họa sĩ thường dùng chiếc máy ảnh như một công cụ ghi chép thuần túy. Còn với họa sĩ Phạm Ánh phát hiện ra ngoài sự tiện lợi là cái khoảnh khắc của nhiếp ảnh được lưu giữ. Điều đó khiến anh thích thú và càng say mê với cách thể hiện của nhiếp ảnh. Cũng từ đó thì trong anh đã được nuôi dưỡng niềm đam mê, thể hiện khoảnh khắc của nhiếp ảnh trong cuộc đời người họa sĩ.

Niềm đam mê đó theo năm tháng ngày càng tăng lên cho đến khi họa sĩ Phạm Ánh nhận thấy được thế mạnh của loại hình nghệ thuật này không sánh bằng nhiếp ảnh phản ánh cuộc sống một cách trung thực, sinh động, không sao chép hay bày đặt… Cuộc sống luôn mang đến những điều kỳ bí, ảo diệu mà không thể nào biết trước được những điều sắp và đang diễn ra… Do vậy, nếu như không có nhiếp ảnh thì có lẽ cuộc sống trôi qua trở thành quá khứ mà không có gì có thể níu giữ lại được… Anh vẫn đang say mệ đi và chụp ảnh, có thời điểm bị sao nhãng công việc của một người họa sĩ.

Ngay cả thời gian nằm ở nhà dưỡng thương thì anh vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để tạo nên bức tranh sơn dầu họa sỹ Phạm Ánh. Đó là lý do mà nghệ sỹ này khó có thể ngồi yên một chỗ và luôn cho bút lông có cơ hội được “ múa”.

Việc có nhiều cơ hội đi với các nghệ sỹ nhiếp ảnh mang đến nhiều cơ hội tốt để tạo ra những tác phẩm và nắm bắt được cuộc sống đang diễn ra khá tốt đẹp. Anh có thể đi theo nhóm theo đoàn, thậm chí có thể đi một mình khắp mọi nơi từ đồng bằng cho đến các vùng núi như Tây nguyên và Tây Bắc…Với Phạm Ánh, mỗi chuyến đi luôn mang đến những trải nghiệm giúp anh yêu thích lễ hội và có nhiều cơ hội tạo nên bức ảnh tuyệt đẹp.

Một cuộc triển lãm được tổ chức tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có tên là “Mây Mưa” được trình bày ngày 2/11 – 7/11/2019, của nhóm 5 họa sĩ đến từ vùng đất cổ Sơn Tây bao gồm: Đinh Hồng Quân, Lê Phi, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hoàng Sơn Tú, Nguyễn Tấn Phát.

Hồi đầu năm 2015, một buổi triển lãm về lễ hội luôn thu hút được sự quan tâm của giới nhiếp ảnh với công chúng tại Nhà triển lãm 29 phố Hàng Bài, Hà Nội, được tổ chức bởi Cục Hàng không Việt Nam cùng tạp chí Heritage. Tại đây thì nghệ sĩ Phạm Ánh được chọn trưng bày với 3 bộ ảnh cỡ lớn về lễ hội: Lễ hội Vật cầu bùn, lễ hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), và lễ hội vẽ trang trí trên mình trâu (xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam).

Cho đến nay, Phạm Ánh trở thành một trong các nghệ sĩ nhiếp ảnh có nhiều ảnh đẹp về lễ hội của Việt Nam. Với các tác phẩm chụp lễ hội có sự uy tín thì mùa hè 2015 vừa qua, họa sỹ Phạm Ánh được tạp chí Heritage mời riêng một chuyến đi 10 ngày chụp các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, gồm: Thành nhà Hồ, Thành cổ Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Tràng An. Đáng chú ý,  anh còn được cấp bằng và trở thành hội viên Hội Di sản thế giới của Việt Nam. Cho đến nay, anh có thể đi chụp bất cứ di sản thế giới nào tại Việt Nam mà không gặp khó khăn về thủ tục, giấy tờ…Không chỉ vậy, nhiều nơi còn tạo điều kiện thuận lợi tối đa để anh tạo ra những tác phẩm đắt giá nhất.

Tác phẩm “ Ngõ nắng” của họa sỹ Phạm Ánh

Với những người từng sống ở Hà Nội thì sẽ rất ấn tượng với hình ảnh các góc phố, ngõ ngách “iconic” cộp mác thủ đô, vừa thân quen, bình dị, thân thuộc mang đến vẻ đẹp đến lạ lùng.

Tác phẩm " Ngõ Nắng" ở Hà Nội
Tác phẩm ” Ngõ Nắng” ở Hà Nội

Sự ra đời của tác phẩm “Ngõ nắng” gây xôn xao với giới nghệ thuật khi chúng được hoàn thiện vào hồi cuối năm 2018. Các tác phẩm tranh sơn dầu Hà Nội gần đây của họa sĩ này bắt đầu vào những ngày đầu đông nắng lạnh mang đến sự ngạc nhiên và thú vị khi không thể phân biệt được đây là tranh sơn dầu hay ảnh chụp.

Trước khi “bén duyên” với nghề cầm cọ bút, họa sỹ Phạm Ánh được biết đến là một nhà nhiếp ảnh kì cựu. Ông đã được đi rất nhiều nơi để chụp lại phong cảnh quê hương đất nước, cho đến những năm 1996 thì ông mới rẽ hướng sang nghề họa sĩ. Có lẽ vì thế mà những bức tranh họa sĩ Phạm Ánh luôn sinh động tới mức được cư dân mạng bàn tán về sức “chân thực” và mức độ giống ảnh thật của nó.

 

Rate this post