Khèn là nhạc cụ của dân tộc nào? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn yêu thích các nhạc cụ âm nhạc dân tộc quan tâm. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giải đáp thông tịn về loại nhạc cụ này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Khèn là nhạc cụ của dân tộc nào?

Khèn là nhạc cụ của dân tộc người Mông Tây Bắc. Cây khèn là nhạc cụ độc đáo, có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn vừa là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy. Tiếng khèn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều lúc vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiết tấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với các động tác múa khèn.

Người Mông thường múa khèn khi có đám tang, đám giỗ hoặc trình diễn trong lễ hội. Hiện nay, múa khèn còn được dùng biểu diễn trong những dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại nhạc cụ khó chơi nhất hiện nay

Múa khèn trong đám tang, đám giỗ

Khi trong làng có người qua đời, chủ nhà thường mời các thầy khèn có uy tín, hiểu nhiều, biết rộng đến giúp. Trong mỗi đám tang, gia đình tang chủ có thể mời hai hoặc bốn thầy khèn. Các nghệ nhân thổi khèn đóng vai trò như thầy cúng và các nghi lễ đều được thực hành thông qua tiếng khèn.

Đám tang của người Mông không buồn bã, thê thảm như đám tang của một số tộc người khác. Khi thầy trống, thầy khèn múa thì người thân, cùng người đến dự đám tang cũng nhảy múa theo, bởi người Mông quan niệm, nếu không có tiếng khèn thì linh hồn người chết sẽ không về được với tổ tiên. Những động tác múa của thầy khèn trong đám ma là đi khom, xoay vòng xung quanh quan tài, vừa thổi khèn vừa đi.

Múa khèn trong lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ

Trong những dịp lễ hội, Tết đến xuân về không thể thiếu tiếng khèn, cùng với những trò chơi dân gian. Đây được coi như là linh hồn của người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, với cộng đồng, với thiên nhiên, núi rừng và thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của người Mông.

Tiếng khèn làm quên đi những khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc, góp phần gắn kết tình bạn, tình yêu, tình làng xóm với nhau.

Xem thêm: Gợi ý những loại nhạc cụ dễ chơi nhất cho người mới bắt đầu

Cách làm khèn thế nào?

Để làm ra được một chiếc khèn (lô sanh), các nghệ nhân sẽ chuẩn bị các vật dụng gồm:

  • Gỗ
  • Ống trúc
  • Dây rừng
  • Một số miếng đồng nhỏ

Cách làm khèn như sau:

– Khèn được làm bằng gỗ cây thông mọc trên núi cao.

– Dây đai khèn để có tác dụng trang trí mà vẫn giữ cho khèn khỏi vỡ, dập trong quá trình sử dụng được làm từ vỏ cây đào rừng.

– Ống khèn làm từ cây trúc mọc trên vùng núi cao, thân thẳng, ống dài, phải được phơi đủ độ, không được ẩm, cũng không được quá khô để tiếng khèn hay.

– Lưỡi gà được chọn từ một thanh đồng nhỏ khoảng 10cm đặt trên đe rồi dùng búa tán thật mỏng, mài dũa, rạch đường rãnh để tạo lưỡi gà. Các miếng đồng được lắp vào các ống trúc, mỗi ống trúc có 01 miếng đồng riêng, ống ngắn nhất và to nhất được gắn 2 miếng để đảm bảo độ rung và âm thanh của khèn.

Việc tạo lưỡi gà rất quan trọng, độ trầm bổng, vang ngân của tiếng khèn phụ thuộc vào việc chỉnh các lưỡi đồng, mỏng dày thế nào, to nhỏ ra sao.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Khèn là nhạc cụ của dân tộc nào? hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về loại nhạc cụ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post