Rượu là một thức uống không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Để hiểu rõ hơn khái niệm rượu là gì? Nguồn gốc ra đời rượu có từ bao giờ? Cùng khám phá trong bài viết này.
Mục Lục
1. Rượu là gì?
Rượu là hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon. Cacbon gắn với nguyên tử hiđrô hay cacbon khác. Trong đời sống thông thường, rượu được hiểu đơn giản là đồ uống chứa cồn.
Rượu có cấu tạo từ: Nước, ethanol với những tạp chất khác. Trong đó, tạp chất là rượu bậc cao với các độc tố như aldehyt, methanol, furfurol, …. có khả năng gây hại cho con người.
>>> Xem thêm: Rượu kỷ tử có tác dụng gì và cách ngâm đúng chuẩn
1.1. Nguồn gốc của rượu có từ bao giờ?
Cho đến nay, chưa ai biết rõ được rượu xuất hiện từ khi nào và khởi nguồn từ quốc gia nào.
Tại châu Âu, những loại thức uống chứa cồn lên men được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập với người Sumer đều là người đầu tiên sản xuất bia, rượu vang dùng loại men hoang dã. Đây cũng là người đầu tiên dùng rượu trong y học. Một số nghiên cứu khảo cổ học mới đây đưa ra kết quả người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.
1.2. Nguyên liệu nấu rượu thủ công
1.2.1. Nguyên liệu quen thuộc
Tại Việt Nam, rượu được sản xuất từ những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc là tinh bột, men rượu và nước.
Trong đó, những loại ngũ cốc chứa hàm lượng tinh bột cao như gạo lứt, gạo tẻ, gạo nếp, lúa mạch, mầm thóc, sắn, ngô, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo v.v. Mỗi vùng miền sẽ có nguyên liệu đặc trưng như hạt mít, hạt dẻ, ngô, thóc… Nhưng thành phần sản xuất rượu chủ yếu từ gạo nếp vẫn đang được ưa chuộng trong cuộc sống tại các vùng miền, bởi gạo thơm sẽ mang đến độ ngọt cho rượu.
1.2.2. Nguyên liệu cao cấp
Rượu cao cấp hơn sẽ được sản xuất từ nguyên liệu gạo nếp như: nếp bông chát, nếp cái hoa vàng, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp ngự,nếp sáp, nếp thơm, nếp Mường, nếp hương, nếp quạ, nếp cái, nếp sột soạt, nếp tiêu, nếp ba tháng … Có thể thấy nguyên liệu để nấu rượu rất đa dạng, nhiều gia đình còn rất cầu kỳ chọn nguyên liệu nấu rượu. Tại các vùng quê thì phổ biến nấu rượu từ gạo tẻ.
Một số loại gạo ngon được chọn để nấu rượu như gạo tứ quý, gạo cúc, gạo co, gạo ba trăng, gạo trì, gạo trăng biển, gạo tám, gạo bắc thơm, gạo nàng hương mang đến cho bạn những chén rượu quý ngọt ngào, đậm hương vị.
Về men rượu, thường sử dụng hai loại phổ biến nhất là men thuốc bắc và men lá. Mỗi vùng sẽ có bí quyết ủ men rượu khác nhau, tạo ra hương vị độc đáo, riêng biệt ở mỗi vùng.
Bạn có biết: Rượu Whisky Là Gì? 5 loại rượu Whisky đang được ưa chuộng
2. Các bước nấu rượu thủ công đơn giản
Bước 1: Nấu chín ngũ cốc
Cách nấu cơm rượu rất đơn giản, tương tự như nấu cơm ăn hàng ngày. Trước tiên, bạn phải ngâm gạo và rửa hết phần cặn bẩn trong gạo. Bước tiếp theo là làm cho hạt gạo tơi xốp và trương phồng lên sau đó đổ vào nồi nấu cơm rượu.
Tùy vào nhu cầu mỗi gia đình sử dụng hay sản xuất bán mà bạn nấu nhiều hoặc ít. Cách nấu cơm rượu không bị nhão, nát thì thường đong gạo với tỷ lệ 1:1. Mục đích giúp làm chín hạt gạo, hòa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu hơn.
Bước 2 : Trộn men với ngũ cốc
Men rượu sẽ được loại bỏ lớp trấu, xay hoặc đập nhuyễn men ra, chờ cơm bớt nóng thì bạn hãy rắc men lên trên. Lưu ý, hãy rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm tránh bị nguội hoặc quá nóng).
Trộn đều để men được trộn đều trong hạt cơm nếp.
Một số mẹo trong cách rắc men là nên chia lượng men thành 2 phần, rắc lên mặt cơm trước rồi lật cơm lại, rắc tiếp phần men còn lại.
Bước 3 : Ủ khô
Cơm nếp sau khi rắc đều men thì cho vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm rồi đậy kín.
Sau 4 -5 ngày, bình cơm rượu sẽ dậy nước và thơm mùi rượu
Lên men cơm rượu thành công trong nhiệt độ khoảng 20 – 25 độ C. Nếu thời tiết lạnh thì có thể cho ủ gần bếp ấm. Còn trời nóng mà không có điều hòa, rượu nhanh chua và cho năng suất thấp hơn( hao rượu).
Bước 4 : Ủ ướt
Thêm nước vào hũ men với liều lượng cứ 10kg gạo thêm 15 lít nước, sau đó đậy kín để lên men hoàn toàn. Khi đó, rượu sẽ hóa hết tinh bột và đường.
Ủ cơm rượu ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết).. Cho đến khi bạn nếm cơm và nước có vị cay, nước trong thì mang đi chưng cất.
Đổ tất cả nước và cái Rượu vào nồi.
Khi chưng cất, cần chú ý tuyệt đối không để rượu bị khê hay bị trào bồng ra ngoài nồi.
Theo kinh nghiệm nấu rượu thì thường 10 kg gạo sẽ có thành phầm 7-8 lít Rượu ngon 40-45 độ cồn. Lấy rượu cho đến khi nếm thấy nhạt thì thôi.
Bước 6 : Khử độc tố và lão hóa rượu
Rượu sau khi nấu xong mà muốn ngon, an toàn thì hãy xử lý qua máy khử độc tố và lão hóa rượu (khử Andehit, Methanol, Furfurol,Este)… với những tạp chất khác để uống rượu êm hơn, ngon hơn, không bị đau đầu, chóng mặt.
Với những thông tin trong bài viết trên đây nhằm giải đáp câu hỏi rượu là gì? Các bước nấu rượu thủ công như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách nấu ra món rượu ngon để thưởng thức. Chúc bạn thành công!