Ngọc Sơn là một trong những ca sĩ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Những ca khúc khá nổi tiếng và tạo nên tên tuổi của ông được biết đến như Lòng mẹ, Tình cha, Vầng trăng cô đơn,… Vậy, tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này. 

Mục Lục

1. Thông tin tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn

Ngọc Sơn là một nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Ông sinh ngày 26/11/1970, như vậy ông đã 49 tuổi tính đến thời điểm hiện tại. Ngọc Sơn được nhiều khán giả Việt Nam biết đến với các nghệ danh như Michael Ngọc Sơn, “ông hoàng nhạc sến” hay Hoàng tử nhạc sến. 

Ông nổi đình nổi đám, được biết đến nhiều hơn với những ca khúc như Lòng mẹ, Tình cha, Vầng trăng cô đơn,… Ông là một trong những ca sĩ, nhạc sĩ tài ba bậc nhất Việt Nam. 

Ca sĩ Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Quê gốc của ông là ở Quảng Đà (nay là Đà Nẵng và Quảng Nam). Cha của Ngọc Sơn là ông Phạm Ngọc Thanh. Ông Thanh là cựu  hiệu trưởng trường Sinh viên miền Nam trong thời kỳ chống giặc Mỹ. Đồng thời, ông Phạm Ngọc Thanh cũng là trưởng đoàn văn công Quân khu 5. Gia đình của Ngọc Sơn có 4 anh chị em. 

Tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn cụ thể như thế nào?Tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn cụ thể như thế nào?

2. Tuổi thơ dữ dội

Khi chào đời, Ngọc Sơn không được may mắn như nhiều đứa trẻ khác khi anh bị nhau thai quấn 3 vòng quanh cổ. Tiếng khóc của Ngọc Sơn sinh ra khá ầm ĩ, thậm chí át cả radio tập thể dục của Đài tiếng nói Việt Nam VOV.

Chính mấy bà đỡ đẻ ở trạm xá địa phương cũng bông đùa rằng, đứa bé “oai quá”, khi mới được sinh ra đã có vòng hoa treo ở cổ và có cả tiếng nhạc buổi sáng êm đềm đệm cho khóc, biết đâu mai sau làm ca sĩ. Tưởng chừng như chỉ là câu chuyện bông đùa nào ngờ, Ngọc Sơn đã trở thành ca sĩ thực thụ.

Chính cảm hứng thích văn thơ, ca nhạc, thích sáng tác của người cha đã truyền cảm hứng cho 4 anh em Ngọc Sơn. Và trong số các anh chị em của mình, Ngọc Sơn là người nổi trội nhất với những thành tích vang dội mà mình đạt được. 

Bắt chước những nghệ sĩ, siêu sao âm nhạc ở thời điểm bấy giờ, Ngọc Sơn khá thích để móng tay dài, ăn mọc bóng bẩy và để tóc kiểu hippy. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của Ngọc Sơn, cậu em trai buộc phải nhường anh trai vải kate may áo, sau đó mẹ mang ra chợ đổi cho người ta và lấy tiền mua lấy mảnh vải mỏng. 

Sở thích, đam mê từ nhỏ của Ngọc Sơn đó chính là hát. Anh có thể hát mọi lúc, mọi nơi, hát bất cứ nơi đâu và hát bất kỳ bài nào. Anh cứ hát, hát không hề có sự ngượng ngùng. Anh hát cháy bỏng, điên cuồng và luôn thể hiện hết mình niềm đam mê. 

Càng mê ca hát, nhiều lúc Ngọc Sơn lại càng trở nên dị biệt hơn. Nhiều lần, mẹ và cô giáo đã đè anh ra để cắt móng tay. Ngoài ra, nhiều hàng xóm cũng cảm thấy phiền phức và khó chịu khi Ngọc Sơn liên tục gào thét, hát không ngừng nghỉ. 

3. Sự nghiệp của Ngọc Sơn

Năm 1975, Ngọc Sơn trở về quê cũ Đà Nẵng cùng bà. 2 năm sau, ông di chuyển vào Bạc Liêu để sinh sống. Phải mãi tới năm 1987, Ngọc Sơn mới lên Sài Gòn và học trường nghệ thuật sân khấu. Năm 1989, Sơn tiến hành học chuyên sâu về thanh nhạc dân tộc. 

Và đây cũng là lần đầu tiên Ngọc Sơn được bước chân vào con đường sân khấu âm nhạc cực kỳ chuyên nghiệp. Ông cũng dần trở thành một hiện tượng thú vị trong làng âm nhạc, thu hút đông đảo dân chúng với những sáng tác đầu tay như Nhớ về em, Giận hờn, Lòng mẹ,… 

Tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn - ông hoàng nhạc sến như thế nào?Tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn – ông hoàng nhạc sến như thế nào?

Xem thêm: Diễn viên Sam sinh năm bao nhiêu? Tiểu sử của hot girl Sam

Tại Liên hoan ca múa nhạc nhẹ toàn quốc ở Nha Trang năm 1989, ca sĩ Ngọc Sơn đã trở thành hiện tượng thú vị, lớn nhất của kỳ Liên hoan này. Ông tham dự với tư cách là đại diện cho Đoàn Ca múa Minh Hải. Ông khiến các đồng nghiệp, khán giả lẫn giám khảo phải sửng sốt vì bài “Thuyền và biển”. 

Ngoài danh hiệu Ngôi sao Nhạc nhẹ, ca sĩ Ngọc Sơn cũng là người duy nhất được trao tặng thêm giải thưởng Ca sĩ được khán giả thích nhất. Và kể từ đó, ông được đông đảo các băng nhạc săn lùng ráo riết. Những bài hát được ông sáng tác từ lúc mới đi hát những năm 1987- 1988 dần nhanh chóng trở thành những bài hát hút hồn, cực kỳ sống động. 

Tới năm 1990, Ngọc Sơn trở thành “huyền thoại sống” số 1 với khán giả miền Bắc bằng bài hát “Lòng mẹ” trong chương trình Gala 90. Một năm sau, Ngọc Sơn tiếp tục được giải Nhì tại chương trình, cuộc thi đơn ca nhạc nhẹ chuyên nghiệp bậc nhất toàn quốc. 

Cũng tại năm này, Ngọc Sơn “ẵm” hàng loạt các danh hiệu, giải thưởng cao quý. Cùng với đó, Ngọc Sơn liên tục thành công trên băng đĩa và sân khấu biểu diễn giúp ông trụ vững ở vị trí ca sĩ hot nhất, ăn khách nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Tới thời điểm hiện tại, các hãng băng đĩa ca nhạc vẫn luôn nhớ về Ngọc Sơn như một ca sĩ đẳng cấp có lượng băng đĩa được bán ra nhiều vô kể. 

Ngày 6 tháng 9 năm 2014, ca sĩ Ngọc Sơn tổ chức Buổi trình diễn Dấu Ấn 13 và được đông đảo người hâm mộ ủng hộ. Đáng chú ý, buổi lễ này được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV9, đài truyền hình Việt Nam. Dẫu là một trong những ca sĩ được yêu mến nhất Việt Nam nhưng Ngọc Sơn vẫn bị ảnh hưởng của nhiều điều tiếng không đáng có. 

Trên đây là bài viết về tiểu sử ca sĩ Ngọc Sơn cụ thể như thế nào? theo những góc nhìn khách quan và đa chiều của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến luồng thông tin cực kỳ hữu ích dành cho những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về Ngọc Sơn. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

4/5 - (1 bình chọn)