Họa sĩ Võ Tấn Thành nổi danh khắp đất nước từ những năm 70 thế kỷ trước với loại hình nghệ thuật vẽ tranh ngược. Họa sĩ Võ Tấn Thành là “Kỳ nhân” vẽ chân dung qua lời kể.

Họa sĩ Võ Tấn Thành hiện là Hội viên ban Mỹ thuật Hội VHNT Đồng Nai hơn 30 năm “đóng đinh” tên tuổi của mình với biệt tài vẽ chân dung chỉ qua lời kể.

Mục Lục

Tái hiện chân dung tội phạm qua lời kể

Với khả năng tạo chân dung bằng cách phác họa ảnh bán diện bức ảnh đạt độ giống cao từ 80-90%. Họa sĩ Võ Tấn Thành cùng lực lượng Công an điều tra, triệt phá nhiều chuyên án lớn. Càng vẽ, tài năng của ông càng phát lộ, người ta vẫn nhắc về ông, như khắc tinh của tội phạm khét tiếng.

Võ Tấn Thành bắt đầu tái hiện chân dung người khác qua lời kể từ năm 1965. Công việc vẽ chân dung tội phạm rất kén người, đòi hỏi đi lại nhiều, người họa sĩ, chiến sĩ phải có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng. Hơn 30 năm tôi gắn bó với công việc vẽ chân dung qua lời kể ông tìm tòi nghiên cứu, tự sáng tạo ra cách vẽ tranh ngược trên mảnh thủy tinh đồ vật trong chai lọ.

hoa-si-tan-thanh-ve-chan-dung-toi-pham

Họa sĩ Tấn Thành vẽ chân dung tội phạm

Ông còn được đánh giá là “Người lính không quân hàm” và biệt tài vẽ chân dung qua lời kể. Tạo hóa cho ông đôi tay và khối óc khác người, thông qua lời kể, hình vẽ có độ chính xác trên 90%.

Vẽ bằng ngòi bút thôi chưa đủ, đòi hỏi người họa sĩ phải có tấm lòng và trái tim kiên trì đi theo con đường mình đã lựa chọn. Chất liệu để họa sĩ Tấn Thành thể hiện tác phẩm đó là những vật liệu bình thường, không dùng giấy điệp, giấy gió, lụa hay toan.

Vẽ tranh đã khó, vẽ trong chai, hình dạng chai vuông hay tròn, dài hay bầu dục, hồ lô trên kính ngược còn khó gấp bội phần. Thao tác vẽ vô cùng khó khăn, cần tập trung nhãn quan cao độ. Tất cả những yếu tố ấy, đòi hỏi ông phải cố gắng, tỉ lệ pha chế phù hợp để không bị chảy, không bị lem màu để truyền tải nội dung tác phẩm một cách tốt nhất. Phải cần mẫn, tập trung cao độ, toàn tâm vào tác phẩm. Từ khuôn miệng đến làn môi, đôi mắt nét biểu cảm buồn vui, hạnh phúc đều được ông khắc hoạ rõ nét.

Võ Tấn Thành tạo nên những bức tranh vẽ ngược trong chai không phải họa sĩ nào cũng làm được. Vẽ ngược trên kính không phải việc dễ dàng yêu cầu tác giả phải lựa chọn màu sắc hài hòa, nét cọ phải tỉ mỉ.

Ký họa chân dung các anh hùng liệt sĩ

Họa sĩ Võ Tấn Thành cho biết, ở mỗi mẹ, đều có một vẻ riêng cái khó nhất của việc ký họa chân dung các mẹ thần thái và ánh mắt. Ánh mắt luôn chứa đựng sự cam chịu của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi người kể một kiểu, họa sĩ Tấn Thành phải tập trung hết mức vào từng chi tiết vào cấu tạo xương sọ, xương mặt và hốc mắt để hóa thân vào bức vẽ. Sự kỳ diệu của cây cọ không nằm ở bàn tay mà nằm trong khối óc vì qua lời kể, người họa sĩ phải có trí tưởng tượng quan sát và sự thẩm thấu.

ve-chan-dung-cac-anh-hung-liet-si-la-mot-cai-tai-cua-hoa-si-vo-tan-thanh

Vẽ chân dung các anh hùng liệt sĩ là một cái tài của họa sĩ Võ Tấn Thành

Xem thêm:

Tiểu sử họa sĩ tài ba Lê Bá Đảng của Việt Nam

Họa sĩ Nam Sơn có các tác phẩm nổi tiếng nào?

Họa sĩ Võ Tấn Thành thực hiện không ít chân dung Hồ Chủ tịch, chân dung các vị nguyên thủ quốc gia suốt hành trình 30 năm cùng nghiệp vẽ. Với ông, vẽ tranh cũng như “kể chuyện lịch sử bằng hình ảnh” cảm xúc của tác giả thể hiện trong đó rất nhiều.

Nhiều năm tháng miệt mài, thầm lặng họa sĩ Tấn Thành đã dày công nghiên cứu chuyên sâu để phục dựng hàng ngàn bức chân dung liệt sĩ từ lời kể của những Bà mẹ Việt Nam. Những tấm chân dung phục dựng về anh hùng liệt sĩ được thân nhân người đã khuất thừa nhận rất giống mẫu. Với những việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, họa sĩ Võ Tấn Thành đã góp phần làm dịu nỗi đau của người còn sống. Bên cạnh đó là ý nghĩa đền đáp công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp xây dựng đất nước.

Rate this post