Đàn Nguyệt là một loại nhạc cụ được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian và cung đình của người Việt. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần biết về nhạc cụ dân tộc đàn Nguyệt, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Giới thiệu về đàn Nguyệt

Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Tên đàn Nguệt xuất phát từ hình dạng mặt đàn tròn như mặt trăng rằm. Đàn Nguyệt có nhiều tên gọi khác như đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm.

Giới thiệu về đàn Nguyệt
Giới thiệu về đàn Nguyệt

Theo sách xưa ghi lại đàn Nguyệt nguyên thủy có 4 dây, sau rút còn 2 dây. Đàn Nguyệt có nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến,.. dùng đề độc tấu, hòa tấu. Màu âm của đàn tươi sáng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc.

Có thể nói đàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến nam, dễ dàng sử dụng trong hát ca trù, chầu văn, đờn ca tài tử cùng cải lương.

Đọc thêm: Đàn 2 dây là đàn gì? Cách chơi đàn nhị như thế nào?

Cấu tạo của đàn Nguyệt

Đàn Nguyệt bao gồm những bộ phận chính sau:

  • Bầu vang đàn Nguyệt

Đây là bộ phận lớn nhất của đàn Nguyệt. Nó có hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.

  • Cần đàn Nguyệt (hay dọc đàn)

Bộ phận này làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8 – 11 phím đàn, các phím gắn khá cao, nằm xa nhau, không đều, dùng để chỉnh dây và tạo âm.

  • Đầu đàn Nguyệt

Đầu đàn Nguyệt có hình dạng lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.

  • Dây đàn Nguyệt

Dây đàn có 2 dây, 1 dây to và 1 dây nhỏ, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay được chuyển sang làm bằng dây nilon. Cách điều chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng theo hướng nào, chẳng hạn có 3 kiểu lên dây chính:

– Dây Bắc: Dây trầm cách dây cao một quãng 5 đúng (Fà-Đô). Dây bắc thích hợp với âm nhạc vui tươi, hùng tráng.

– Dây Oán: Dây trầm cách dây cao một quãng 6 đúng (Mì-Đô). Dây oán thích hợp với âm nhạc nghiêm trang, sâu lắng.

– Dây Tố Lan: Dây trầm cách dây cao một quãng 7 thứ (Rề-Đô). Dây tố lan thích hợp với âm nhạc dịu dàng, mềm mại.

Ðàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8 từ Ðô 1 đến Rê3 (C1 đến D3) nếu dùng ngón nhấn sẽ có thêm hai âm nữa. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau:

  • Khoảng âm dưới : tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu sắc.
  • Khoảng âm giữa : là khoảng âm tốt nhất của Ðàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thót, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt.
  • Khoảng âm cao : tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang.

Xem thêm: Đàn organ là gì? Điểm khác nhau giữa đàn organ và đàn piano

Các tư thế cầm đàn và gẩy đàn Nguyệt

Các tư thế cầm đàn và gẩy đàn Nguyệt
Các tư thế cầm đàn và gẩy đàn Nguyệt

Đối với tư thế ngồi

Có 3 kiểu tư thế ngồi gẩy đàn Nguyệt như sau:

  • Ngồi xếp chân trên chiếu.
  • Ngồi vắt chéo chân trên ghế.
  • Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế

Cả ba tư thế ngồi đều cần phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn phía dưới tì lên đùi phải. Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên. Tay trái đỡ cần đàn, đầu đàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai một chút.

Đối với tư thế đứng

Tư thế đứng ít dùng hơn tư thế ngồi và thường dùng khi vừa đi vừa đàn. Nếu đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây. Cánh tay phải đè vào mặt đàn giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên.

Cách chơi đàn Nguyệt

Cách cầm móng gẩy

Khi đánh đàn, ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm móng gảy, các ngón khác khum lại tự nhiên, nên tránh ngón út duỗi thẳng và tì vào mặt đàn.

Bên cạnh đó, khi gẩy không nên đặt móng hờ trên dây bởi như vậy tiếng đàn sẽ yếu, đồng thời cũng không nên để móng quá sâu xuống dây vì tiếng đàn sẽ thô, không gọn và làm mất sự linh hoạt của cổ tay.

Các vị trí gẩy đàn

  • Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 3 đến 4cm âm thanh phát ra sẽ có tiếng đanh, sắc nhưng ít vang.
  • Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 8 đến 9 cm tiếng đàn sẽ chắc, đầy đặn và vang.
  • Nếu vị trí gẩy đàn cách ngựa đàn từ 15 đến 17 cm âm thanh phát ra sẽ mềm mại ấm áp nhưng hơi yếu và kém vang.

Cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn

Cây đàn được giữ chắc nhờ kẹp đàn bằng cánh tay phải, tay trái đỡ cần giúp cho đàn được thăng bằng khi gẩy.

  • Đốt thứ nhất của ngón cái dựa vào sống cần đàn, tránh để cần đàn dựa sát vào kẽ tay (giữa ngón cái và ngón trỏ) vì như vậy làm việc di chuyển lên xuống của tay trái gặp trở ngại, không linh hoạt.
  • Cánh tay trái để tự nhiên, không áp sát vào cạnh sườn nhưng cũng không để khửu tay khuỳnh ra phía ngoài.
  • Ngón tay bấm trên cung đàn phải để khum tự nhiên. Các đầu ngón tay bấm dây xuống cung đàn với mức độ vừa phải. Nếu bầm quá nặng sẽ làm dây căng, tiếng đàn bị chênh cao. Nếu bấm hờ, dây đàn vừa chạm vào vào phím chưa đủ mức, tiếng đàn sẽ rè và yếu.
  • Các ngón bấm móng tay phải được cắt ngắn, khi bấm luôn khum tròn và chụm, không để kẽ tay doãng hở làm yếu gân ngón bấm, nhất là khi cần rung và nhấn. Khi gẩy từng tiếng trên dây, ngón bấm không duỗi thẳng vì vậy dễ chạm dây bên cạnh làm trở ngại lúc đánh với tốc độ nhanh. Khi cần chặn hai dây trên cung đàn mới được phép duỗi thẳng ngón để bấm.

Trên đây là chia sẻ các thông tin về nhạc cụ dân tộc đàn Nguyệt mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu và yêu hơn cây đàn Nguyệt cũng như cố gắng gìn giữ phát triển nhạc cụ truyền thống.

Rate this post