Hoạ Sĩ Bùi Hữu Hùng nổi tiếng với những bức tranh sơn mài với các chủ đề về cuộc sống của hoàng cung, thiếu nữ quý tộc với các trang phục truyền thống, thể hiện tinh thần dân tộc ở một thời kỳ lịch sử của đất nước. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về Họa sĩ Bùi Hữu Hùng.
Mục Lục
Họa sĩ Bùi Hữu Hùng là ai?
Bùi Hữu Hùng là một họa sĩ Việt Nam, là tác giả của nhiều bức tranh sơn mài vẽ theo kỹ thuật cổ điển và sơn bản địa. Họa sĩ Bùi Hữu Hùng sáng tác chủ yếu về đề tài thiếu nữ với những trang phục truyền thống, về cuộc sống trong hoàng cung nhằm tái hiện lịch sử của dân tộc ở nhiều giai đoạn khác nhau. Ông sáng tác tranh trên nhiều chất liệu như sơn dầu acrylic, chất liệu tổng hợp hay điêu khắc nhưng chủ yếu sáng tác trên chất liệu sơn mài. Bùi Hữu Hùng có nhiều tác phẩm được trưng bày tại các triển lãm nghệ thuật quốc tế. Năm 1982, ba tác phẩm sơn mài về tranh phong cảnh của ông được trưng bày tại triển lãm tại Warszawa, Ba Lan. Năm 1983, ông tiếp tục có tranh sơn mài được tham gia triển lãm quốc tế, đó chính là bức tranh “Tĩnh vật bên cửa sổ” được trưng bày tại triển lãm tại Sophia, Bungary.
Xem thêm: Đàn tranh có bao nhiêu dây
Năm 1994, họa sĩ Bùi Hữu Hùng cùng với các họa sĩ khác là Trương Tân, Đỗ Minh Tâm, Lê Hồng Thái… thành lập nên nhóm “Avand Garde” do đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Cuộc triển lãm này gây được tiếng vang lớn đối với giới hội họa của các nước trong khu vực. Năm 1996, tên tuổi của của Bùi Hữu Hùng như một nghệ sĩ chuyên nghiệp mang tầm cỡ thế giới thông qua tác phẩm sơn mài “Sân khấu cổ” tại triển lãm “Lacquer International” ở bảo tàng Fujita, Tokyo, Nhật Bản. Cũng trong năm này, họa sĩ Bùi Hữu Hùng cùng họa sĩ Lê Hồng Thái được kết nạp vào hội Sơn mài Thế giới.
Năm 1997, họa sĩ Bùi Hữu Hùng cùng các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Chung được mời tham dự triển lãm “Sacred Seasons” tại Notices Gallery, Four Seasons Hotel, Singapore.
Ý nghĩa của từng bức tranh của họa sic Bùi Hữu Dũng
Bùi Hữu Hùng là một nghệ sỹ có những sáng tác khá nổi bật về kỹ năng áp dụng chất liệu sơn mài trên vải khi lột tả được những âm điệu rất có chiều sâu của một số câu chuyện cổ xưa – nơi nội tâm nhân vật được mô tả trên nền của không gian huyền ảo.
Tìm hiểu thêm: Tranh sơn dầu số hóa
Có một điểm độc đáo, là họa sĩ Bùi Hữu Hùng không vẽ chân dung của những nhân vật thực trong lịch sử. Ông chỉ biểu cảm qua hình vẽ từ trong trí tưởng tượng và lấy nguồn cảm hứng từ các câu chuyện cổ xưa của thời phong kiến và cái đẹp tinh túy trong văn hóa dân gian của Việt Nam. Đối tượng trong các bức tranh của ông thường là những phụ nữ có khuôn mặt mang nội tâm sâu lắng hoặc mô tả nỗi buồn bên trong của một chế độ triều đình thời đó.
Sự kết hợp màu sắc tinh tế
Trong các bức tranh sơn mài truyền thống, Bùi Hữu Hùng đã pha trộn sự kết hợp tinh tế màu sắc theo cách cổ điển để tạo ra một hình ảnh tinh tế hơn, sâu hơn nhằm tạo ra những bức tranh đặc biệt của mình.
Sơn mài truyền thống vốn chỉ có ba màu: nâu, đen và đỏ son.Đến năm 1930, các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng một kỹ thuật mới cho phép kết hợp phong phú hơn về màu sắc. Qua nhiều năm kinh nghiệm và thử nghiệm, các nghệ sĩ sử dụng thêm các chất liệu khác nhau như tro, vỏ trứng nghiền, vàng và bạc để tôn tạo thêm cho vẻ đẹp công trình sáng tạo. Những nguyên liệu này giúp các nghệ sĩ hiện đại thể hiện được đầy đủ hơn, sáng tạo hơn và đầy cá tính trong các tác phẩm nghệ thuật.
Một số sản phẩm sơn mài đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ xưa ở Việt Nam. Qua nhiều thế kỷ, các thợ thủ công bậc thầy của Việt Nam và các nghệ sĩ đã làm chủ các kỹ thuật sử dụng sơn mài với mục đích trang trí và bảo quản. Các tác phẩm tranh sơn mài có thể cạnh tranh được với tranh lụa và sơn dầu với đặc trưng độc đáo.
Tranh sơn mài là một trong những di sản nghệ thuật và văn hóa quý của Việt Nam. Không có gì là ngạc nhiên khi nói những bức tranh sơn mài mang đến cho hội họa đương đại của Việt Nam một bản sắc riêng biệt và được các nghệ sĩ lựa chọn.
Người xem có thể cảm nhận thế giới nội tâm trong tranh của ông với các họa tiết đơn giản và các gam màu tối, từ đó liên tưởng tới thế giới huyền bí, thâm sâu về triết lý và nội hàm sâu sắc của văn hóa phương Đông.