Văn nghệ sĩ có rất nhiều người thành đạt cầm tinh con chuột. Trong giới hội họa, người ta thường nhắc đến Thành Chương như một họa sĩ tuổi Chuột có khả năng “vẽ ra tiền”…Hãy cùng lắng nghe cả đời đi tìm sự khác biệt của họa sĩ Thành Chương qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Cả đời đi tìm sự khác biệt của họa sĩ Thành Chương

Cảm hứng sáng tác lớn nhất trong sự nghiệp theo đuổi nghệ thuật của họa sĩ Thành Chương là dân gian Việt Nam. Ông đam mê văn hóa dân gian Việt Nam từ ngày bé, tình yêu ấy đã ngấm vào trong máu. Ông cũng luôn chú trọng việc thể hiện nét văn hóa dân gian Việt Nam sao cho hòa hợp với hơi thở thời đại.
Họa sĩ Thành Chương tôn thờ sự khác biệt, để tạo ra sự khác biệt, mới mẻ, ông sẵn sàng vượt qua những quy tắc của nghề.Ông từng chia sẻ:“Riêng tôi, tất cả những gì không được phép làm thì tôi sử dụng hết.
Họa sĩ Thành Chương
                                      Họa sĩ Thành Chương
Xem thêm: Họa sĩ Bùi Xuân Phái để hiểu hơn về sự nghiệp và cuộc đời của ông
Từ bố cục, tạo hình, màu sắc đến đường nét, những gì cấm tôi làm tất. Khi tôi giải quyết được những cái cấm đó thì tranh của tôi lại có một cái gì đó khác biệt”.
Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, ông cũng có những cá tính đặc biệt. Khi còn trẻ, ông không ngại làm những gì đi ngược với số đông. Nếu cấm để tóc dài thì ông để tóc dài, cấm khiêu vũ thì ông đi khiêu vũ, ông luôn mạnh dạn thực hiện những điều mà ông thích.
Cá tính mạnh mẽ và độc đáo ấy đã ảnh hưởng nhiều tới phong cách sáng tác của Thành Chương, không muốn tranh của mình có lối mòn, ông muốn cái sau phải khác cái trước. Mặc dù đã đã tạo cho riêng mình có phong cách riêng, ông vẫn muốn tìm kiếm nhiều sự khác biệt hơn nữa.
Với ông, khó nhất là làm khác đi nhưng vẫn phải là chính mình. Trăn trở về sự sáng tạo đã khiến Thành Chương liên tục tìm tòi và hoạt động nghệ thuật hết mình, ông không ngại làm mới mình dù khi còn trẻ hay khi tuổi đã xế chiều.

Nghiêm túc và thực tế khi nói về nghệ thuật

Là một nghệ sĩ nhưng họa sĩ Thành Chương lại có tư duy rất thực tế về nghệ thuật, ông cho rằng nghệ thuật cũng là một loại hàng hóa, tiền cũng là một trong những thước đo giá trị nghệ thuật.
Chẳng ai bỏ tiền ra mua một thứ vô giá trị, vì vậy khi ai đó bỏ rất nhiều tiền cho một tác phẩm nghệ thuật thì chắc chắn tác phẩm ấy có giá trị nhất định.
Chủ đề trong tranh của Thành Chương rất quen thuộc
              Chủ đề trong tranh của Thành Chương rất quen thuộc
Click ngay: Tìm hiểu vẽ minh họa là gì để giúp bạn hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này
Ông luôn hiểu được giá trị của nghệ thuật nên Thành Chương làm nghề một cách cẩn thận và tử tế. Không bao giờ ông vẽ đại khái, qua loa cho xong chuyện mà mỗi tác phẩm đều được Thành Chương đầu tư thời gian, công sức. Những nét vẽ của ông luôn có sự chỉn chu, trau chuốt.
Tranh của ông ẩn chứa tính ngẫu hứng nhưng không cẩu thả. Càng ngắm người xem sẽ càng ngẫm được nhiều ý nghĩa cả về nội dung và nghệ thuật.
Họa sĩ Thành Chương có những suy nghĩ đầy triết lý về cái chết, đối với người khác có thể rất đáng sợ nhưng với Thành Chương, cái chết không quá ghê gớm. Trong quá khứ, Thành Chương đã từng ám ảnh về cái chết, ông từng đối diện với cái chết nhiều lần.
Sau này, ông hiểu sự sống và cái chết phải thuận theo quy luật của tự nhiên. Từ đó, ông thấy cái chết là một bình thường và họa sĩ bình thản khi nghĩ về nó.
Có lẽ, sự chiêm nghiệm về lẽ vô thường của đời sống đã khiến những bức tranh của Thành Chương ngày càng sâu lắng.
Qua bài viết chúng ta thấy rằng để tạo nên thành công của họa sĩ Thành Chương không gì khác đó là nhờ vào cái tài và cái tôi riêng của ông.
Rate this post