Đàn T’Rưng là một nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về loại đàn này, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về đàn T’Rưng, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Nguồn gốc của đàn T’Rưng

Đàn T’Rưng có nguồn gốc từ dân tộc Gia Rai, một trong những dân tộc sống tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Chủ yếu người dân tộc này tập trung ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Đàn T’Rưng là một trong những nhạc cụ gõ truyền thống vô cùng độc đáo của người dân tộc Tây Nguyên. Trước kia người Tây Nguyên dùng tiếng đàn T’Rưng với mục đích xua đuổi các loài chim muông, các loài thú làm hại các cánh đồng phá hoại mùa màng.

Nguồn gốc của đàn T’Rưng
Nguồn gốc của đàn T’Rưng

Thường loại đàn này sẽ do nam giới sử dụng và chỉ được chơi trên nương rẫy, không được dùng đàn trong nhà. Bởi người dân tộc tin rằng ở mỗi ống đàn có một vị thần cư trú, giúp con người bảo vệ cây trông, còn nếu đánh trong nhà sẽ đuổi hồn gia súc, gia cầm khiến chúng sợ mà không lớn lên hay sinh sản được. Tuy nhiên hiện nay các bạn sẽ thấy trên các sân khấu chuyên nghiệp, người chơi đàn T’Rưng thường là nữ giới.

Có thể nói cây đàn T’Rưng được xem là “tâm hồn” của người dân Gia Rai và gắn liền với nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của dân tộc này.

Đọc thêm: Thông tin chi tiết về đàn Nhị nhạc cụ cổ truyền Việt Nam

Thông tin chi tiết của đàn T’Rưng

Đàn T’Rưng là loại nhạc khí thô được chế tác từ những ống tre, nứa vót một đầu, chặt theo độ dài khác nhau để tạo nên những âm vực ưng ý đem treo lên giá để trở thành cây đàn gõ phím.

Thiết kế của đàn được làm chăm chút, tỉ mỉ từ việc chọn lựa chất liệu cho đến việc trang trí bề mặt với những họa tiết truyền thống được khắc hoặc vẽ tay. Điều này tạo sự đẹp mắt và gần gũi cho người chơi.

Âm thanh đàn T’Rưng vô cùng lôi cuốn và đặc biệt. Những thanh tre dài, mảnh tạo ra những âm thanh trong trẻo, đầy cảm xúc. Với nguồn âm thanh êm nhẹ, giai điệu đầu trữ tình đàn thường được sử dụng để hòa âm hoặc phối khí, có thể kết hợp với nhiều nhạc cụ khác để tạo ra những bản hòa ca khác nhau. Loại đàn này góp phần tôn lên vẻ đẹp và sự huyền bí của âm nhạc dân tộc.

Đàn T’Rưng có thể dùng để độc diễn tạo nên những bản diễn phong phú đa dạng được trình diễn trong các lễ hội truyền thống hoặc trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc người Ba Na, Gia Rai, Ê Đê,…

Xem thêm: Khám phá thông tin thú vị về đàn dương cầm

Cấu tạo của đàn T’Rưng

Đàn T’Rưng là loại nhạc tự thân vang, chi gõ, loại đàn do nhiều ống đàn hợp thành. Các ống đàn được chế tác từ những ống tre lồ ô hoặc nứa ngộ có kích thước và chiều dài khác nhau. Ống đàn T’Rưng gồm hai phần đó là ống hơi và thanh cộng hưởng nhằm tạo nên các ống đàn có cao độ chuẩn.

Đàn T’Rưng dài khoảng 1 đến 1.5m thường số lượng ống khoảng 12 – 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn, từ ống lớn đến ống nhỏ để tạo ra sự đa dạng về âm thanh. Mỗi ống có đường kính từ 3 đến 4 cm và dài từ 40 đến 70 cm.

Chân đàn được làm từ thanh tre chắc, có 3 chân vững chãi, giang rộng để bảo đảm đàn không bị đổ khi người chơi đánh.

Cách xếp ống đàn T’Rưng có hai kiểu xếp:

  • Loại dân gian với ống trên cao lớn rồi đi dần xuống.
  • Loại chuyên nghiệp xếp theo thứ tự ngược lại.

Mỗi ống được bịt kín một đầu, đầu còn lại được gọt vát để tạo âm theo chuỗi hàng âm của người dân tộc. Khi sử dụng dùi gõ vào các ống, âm thanh được tạo ra với độ cao thấp khác nhau. Chẳng hạn ống to và dài phát ra âm trầm, ống nhỏ và ngắn sẽ có âm cao.

Âm sắc của đàn T’Rưng hơi đục, có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, hay tiếng xào xạc của rừng tre nứa chứ không vang to.

Kỹ thuật diễn tấu và sử dụng đàn T’Rưng

Kỹ thuật diễn tấu của đàn T’Rưng khá đơn giản, các bạn chỉ cần dùng dùi gõ vào ống để tạo âm thanh. Hoặc các bạn có thể diễn tấu bằng cách đánh ngón vê, ngón á hoặc đánh chồng âm với 2 nốt cách nhau 1 quãng tám.

Những năm gần đây, do chim thú không còn nhiều để phá hoại mùa màng đàn T’Rưng thường được bà con dân tộc sử dụng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt hàng ngày.

Cách làm đàn T’Rưng của người dân Tây Nguyên

Để làm một cây đàn T’Rưng, người ta vào rừng chặt những ống lô ô có thân già, độ dày mỏng vừa phải để có thể róc sạch đầu lóng rồi đem phơi nắng cho khô. Sau đó họ ngâm nước trong khoảng 2 – 3 tháng nhằm tránh nứt nẻ, mối mọt ăn.

Kế đó người ta sẽ dùng sợi dây mây rừng hoặc cật của loại tre già bện lại để kết các thanh lồ ô lại với nhau theo hình chóp đứng. Tùy theo sở thích người ta có thể kết thẳng hàng hoặc kết so le bắt chéo nhau, khoảng cách kết giữa ống nọ với ống kia rộng khoảng 1 cm.

Ðặc biệt, trong quá trình kết các ống lồ ô, người chế tác không được để các ống lồ ô chạm sát vào nhau, bởi như vậy khi gõ sẽ làm âm thanh phát ra không được chuẩn do bị tạp âm.

Bên cạnh đó, để tạo ra những âm độ khác nhau khi gõ vào mỗi ống lồ ô, người dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo ra cách cắt bằng sát mấu lóng tre ở một đầu ống, đầu kia cắt vát để tạo chuỗi âm thanh cao thấp tùy theo ý riêng của mỗi nghệ nhân.

Trên đây là chia sẻ về đàn T’Rưng mà chúng tôi tổng hợp lai. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về loại nhạc cụ dân tộc này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post