Trong thế giới nghệ thuật thì hội họa là một trong những điều vô cùng tuyệt vời. Ở đó, họ được thỏa sức sáng tạo với tâm hồn mình. Họa sĩ Phạm Lực là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng với thế giới nghệ thuật ấy.

Mục Lục

Ai cũng có thể hiểu tranh họa sĩ Phạm Lực

Tranh Phạm Lực có một điều đặc biệt là chúng ta khi nhìn vào đã hiểu được nội dung của nó là gì. Vậy mà điều đặc biệt nằm ở khi chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa của nó khi càng ngắm và nhắm mắt thưởng thức. Vì lý do đó mà tranh Phạm Lực phù hợp với nhiều đối tượng người xem. Bất kể ai cũng có thể xem và hiểu tranh Phạm Lực, điểm khác biệt là họ hiểu đến mức độ nào mà thôi.

Giải thích về điều này, họa sĩ Phạm Lực chia sẻ: “Thực ra, tranh của tôi người bình thường cũng xem được, thậm chí trẻ con cũng xem được. Bởi lẽ tranh tôi có hiện thực, khi đưa lên lý luận thì mới sâu sắc, phức tạp. Tranh tôi không cầu kỳ, mà giản dị, rất dễ chơi. Tôi vẽ người thật việc thật”.

Hoa-si-pham-luc
Họa sĩ Phạm Lực

Xem ngay: họa sĩ Thành Chương để biết thêm về ông

Đời sống hàng ngày chính là cảm hứng mà ông luôn lấy làm đề tài. Chỉ cần ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ, ngắm một cái gì đó của cuộc sống đang diễn ra, ông cũng có thể vẽ thành tranh. Ông cho rằng mỗi bức tranh phải phản ảnh được điều gì đó của đời sống, của xã hội, nếu không, tranh chỉ đẹp chứ không có linh hồn.

Hội họa của Phạm Lực xuất phát từ thực tế nhưng vẫn rất mộng mơ. Ông vẽ nữ du kích, vẽ cảnh gánh gạo, vẽ đồng lúa vàng, vẽ cô thiếu nữ ôm mèo… Đó đều là những hình ảnh rất thật, nhưng được biến hóa qua những nét vẽ mềm mại, bay bổng, những gam màu đẹp mắt đan xen, hài hòa.

Tranh về mẹ là điều được ông vẽ nhiều nhất. Người mẹ trong tranh của ông lúc trẻ thì bồng bế con, khi già thì chít khăn mỏ quạ – hình ảnh một bà mẹ Việt Nam quen thuộc. Ông tâm sự, tất cả những bà mẹ mà ông đã vẽ đều được lấy nguyên mẫu từ chính mẹ ông. Được biết, mẹ của Phạm Lực đã một mình vất vả nuôi 2 người con khôn lớn. Khi nhắc đến mẹ mình, ông khen ngợi hết lời và vô cùng xúc động.

Có lẽ, vì được vẽ từ cảm xúc thật, từ những gì thực tế đang có mà tranh Phạm Lực gần gũi, giản dị mà vẫn sâu sắc, đầy triết lý.

Người họa sĩ không vẽ thì sẽ ốm

Phạm Lực tự nhận là mình bị “giời đày”, vì ngày nào ông cũng phải vẽ, nếu không vẽ thì sẽ ốm. Sắp bước sang tuổi 80, Phạm Lực vẫn không ngừng vẽ. Ông đang có 3 người giúp việc, phục vụ cho việc sáng tác tranh của ông.

Phạm Lực say mê vẽ đến nỗi nhà ông chứa đầy các tác phẩm từ sơn mài đến bột màu. Tranh ở khắp mọi nơi, từ treo trên tường đến cất trong tủ, đặt dưới đất. Thậm chí, sàn nhà của Phạm Lực cũng lấm tấm màu vẽ và ngổn ngang những hộp màu dang dở.

Tac-pham-cua- Hoa-si-pham-luc
Tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực

Click ngay: họa sĩ salvador dali để biết thêm những điều đặc biệt

Nhiều người gọi Phạm Lực là “Van Gogh của Việt Nam”, Phạm Lực cho rằng cái tên đó xuất phát từ sự cần mẫn của ông đối với hội họa.

“Tôi nghĩ họ gọi tôi như vậy không phải vì tôi tài giỏi như Van Gogh đâu mà là vì cách làm việc, cách sống của tôi giống Van Gogh. Cả hai đều mạnh mẽ, nhanh, dứt khoát, số lượng tranh nhiều. Càng vẽ tôi càng khỏe” – ông bộc bạch.

Những người được ông yêu mến, ông cũng dành thời gian vẽ. Một người xích lô nếu bày tỏ sự yêu thích tranh của ông, ông cũng sẵn sàng vẽ tặng. Với Phạm Lực, đối với ông thì vẽ đã  trở thành chân lý của cuộc sống. Thậm chí có lần Phạm Lực còn nói vui, ngoài vẽ ông chẳng biết làm gì cả.

Số lượng tranh của Phạm Lực đã trên con số 6.000 bức. Ông đã có hơn 40 triển lãm tranh. Phạm Lực được mệnh danh là “người vẽ tranh nhiều nhất Việt Nam”

Tranh của Phạm Lực có giá trị cao, ông không bán tranh ngoài thị trường mà nhờ con gái bán hộ hoặc bán cho các nhà sưu tầm tranh. Phạm Lực từng bán một bức tranh có giá 400.000USD. Ông không dùng vào mục đích cá nhân mà dùng để làm từ thiện.

Trên đây là họa sĩ Phạm Lực và những điều bí ẩn chưa từng bật mí. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post