Trong giới họa sĩ Việt Nam không thể không nhắc đến họa sĩ Thành Chương, nổi tiếng với khả năng lao động nghệ thuật chăm chỉ. Bài viết dưới đây là đôi nét về họa sĩ Thành Chương và những điều thú vị về Việt phủ Thành Chương.

Mục Lục

1. Cuộc đời họa sĩ Thành Chương

Họa sĩ Thành Chương sinh năm 1949, là con trai của nhà Kim Lân, ông là người nổi tiếng trong lĩnh vực hội họa tại Việt Nam.

Từ bé ông đã được bố hay chở tới chơi nhà những danh họa nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm…, được tiếp xúc với cả những loại hình nghệ thuật mới mẻ và hiện đại như trào lưu của Picasso, Gaugin, Van Goh. Do đó, ông có quan hệ khá rộng rãi với giới văn thơ nhạc họa, sân khấu.

Ông vẽ tranh từ năm 7 – 8 tuổi, từng vẽ tới 150 bức tranh bột màu chỉ trong 1 tháng, không bức nào giống bức nào. Ông cũng được đánh giá là người tổ chức làm việc rất khoa học, không bị tốn công tốn sức nhiều, mà rất hiệu quả.

Họa sĩ Thành Chương
Họa sĩ Thành Chương

Xem thêm: Họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh về phố cổ Hà Nội

Ông từng làm việc suốt 35 năm tại báo Văn nghệ (cho tới khi về hưu), sưu tầm đồ cổ văn hóa từ năm 15 tuổi. Ông thường vẽ hằng đêm, dành nhiều thời gian đi chơi, vui thú cùng bạn bè đồng nghiệp, giúp đỡ hướng dẫn những người có tài năng hội họa.

Thành Chương được biết đến bởi những hoạ phẩm trừu tượng, độc đáo và phong cách sống tài tử, cá tính. Với mái tóc húi cua ấn tượng và cặp kính John Lennon luôn thường trực tạo nên thương hiệu riêng của mình. Ông hiện sống cùng vợ và hai con gái tại Hà Nội.

2. Đôi nét về Việt phủ Thành Chương

Họa sĩ Thành Chương chia sẻ việc ông đã ấp ủ mong muốn xây dựng một khu đất rộng để sống và làm việc trong không gian của văn hoá, nghệ thuật dân tộc truyền thống. Người ta vẫn nói: nghệ thuật cao nhất chính là ở tâm linh và con người phải luôn gắn với truyền thống.

Do vậy, nhiều người tới thăm khu đất này đã cho rằng ở đây không chỉ hội tụ được tinh thần, kiến trúc mà còn lưu giữ được nếp xưa đậm đà tính dân tộc qua những bộ sưu tập cổ với những vật dụng dân gian còn lưu giữ lại.

Việt Phủ Thành Chương hay còn gọi là Phủ Thành Chương, Biệt Phủ Thành Chương. Ban đầu khi mới xây dựng xong, nhà văn Nguyễn Viện có lên thăm và đặt tên là Phủ Thành Chương. Nhà văn Kim Lân bảo: “Phủ Thành Chương có nhiều cái đặc biệt vậy phải gọi nó là Biệt Phủ Thành Chương”. Sau đó ông lại nhận thấy ở đây lưu giữ nhiều hồn vía của người Việt mình, vậy phải gọi nó là Việt Phủ Thành Chương.

Việt phủ Thành Chương 
Việt phủ Thành Chương 

Click ngay: Tìm hiểu về họa sĩ Trần Văn Cẩn

Việt phủ Thành Chương được xem là 1 trong số những công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Nơi đây trở thành không gian yêu thích của nhiều người muốn trải nghiệm gian làng quê Bắc bộ Việt Nam. Từ cái cổng ra vào, khu giếng cổ, nhà sàn, tháp nước đến khu nhà ở với những hoạ tiết hoa văn đều được bài trí theo lối kiến trúc cổ.

Biểu hiện rõ ở cái cổng mang dáng dấp đặc trưng của làng Thổ Hà, một ngôi nhà sàn hơi hướng dấu ấn miền Tây Bắc, khu nhà ở hướng Nam với kiến trúc lăng tẩm cung đình Huế, bên cạnh các hoạ tiết Tường Vân (mây lành), tạo nên sự hài hoà của quần thể.

Thành Chương cầu kỳ trong cách lựa chọn và thể hiện lối kiến trúc mang dáng dấp cổ, chỉ riêng khu giếng cổ, Thành Chương phải vào Thanh Hoá, mua về. Tháp nước cao được xây dựng theo kiểu chùa Dâu. Ngôi nhà sàn nguyên chiếc được chuyển từ Hoà Bình, chỉnh trang tạo thành nơi làm việc và trưng bày tranh vẽ.

Trong suốt những năm đầu, Việt phủ là “chốn đi về” của gia đình họa sĩ Thành Chương và những người bạn. Sau gần 5 năm khánh thành, Việt phủ Thành Chương mới bắt đầu mở cửa đón du khách.

Việt phủ Thành Chương 
Việt phủ Thành Chương 

Chiều 6/5/2016, trong lễ kỷ niệm 15 năm xây dựng và phát triển của Việt phủ, Thành Chương xúc động chia sẻ với toàn bộ quan khách:

“Tôi xây dựng Việt phủ chỉ với mong muốn được thỏa cái tình yêu của mình đối với làng quê Bắc bộ. Trong suốt 15 năm qua, từ lúc xây dựng cho tới tận bây giờ, có 1 người luôn đồng hành cùng tôi trong mọi việc.

Trên thực tế, tôi chỉ là người tạo ra Việt phủ, còn việc đưa nó đến gần hơn với mọi người, để mọi người biết tới Việt phủ như ngày hôm nay là do vợ tôi – Ngô Hương”.

Trên đây là đôi nét về họa sĩ Thành Chương và những điều thú vị về Việt phủ Thành Chương. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post