Đàn ri đá là một loại nhạc cụ đã khẳng định giá trị vốn có theo thời gian. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin về đàn ri đá nhạc cụ truyền thống người Tây Nguyên, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Giới thiệu về đàn ri đá
Đàn ri đá còn được gọi là goong lu, là một loại nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam, nhạc cụ cổ thô sơ nhất của loài người. Đàn ri đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Đàn ri đá được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm, còn thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Trươc kia người xưa sử dụng các loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc cụ này.
Đọc thêm: Đàn Ukulele là gì? Những thông tin tổng quan cần biết
Cấu tạo của đàn ri đá
Phần giúp tạo âm thanh của bộ đàn chính là đá. Với nhiều những mấu đá khác nhau, người ta dùng một cây sắt nhỏ, phần đầu được gia công to hơn hoặc được chuyển thành hình tròn.
Mỗi mẫu đá to, nhỏ, dày, bẹt khác nhau, âm thanh khi được phát ra cũng khác nhau, âM thanh được tạo ra từ đàn đá khá cao và sắc.
- Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm.
- Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá.
Người xưa quan niệm về âm thanh đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ.
Hiện nay, loại đàn này còn xuất hiện chủ yếu ở vùng Tây Nguyên như một nhạc cụ không thể thiếu tại nơi đây. Tuy nhiên tại một số triển lãm ở một số tỉnh khác, đàn ri đá cũng được giới thiệu là nhạc cụ của dân tộc, mang đậm bản sắc của núi rừng.
Xem thêm: Tìm hiểu về đàn tranh nhạc cụ cổ truyền dân tộc Việt Nam
Lịch sử phát hiện đàn ri đá
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, Đăk Lăk, Tây Nguyên một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,820 kg.
Phát hiện này được báo cho Georges Condominas, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ. Vào tháng 6 năm 1950 giáo sư Georges Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner. Sau đó, giáo sư Georges Condominas công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Âm nhạc học (năm thứ 33 – bộ mới) số 97 – 98 tháng 7 năm 1951, khẳng định về loại đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak, “nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết”.
Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris, Pháp.
Năm 1956, trong Chiến tranh Việt Nam bộ đàn đá thứ hai được phát hiện và một đại úy Mỹ mang về trưng bày ở New York.
Năm 1980, Georges Condominas lại phát hiện bộ đàn đá thứ ba có 6 thanh[7] tại buôn Bù Đơ thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là bộ đàn do dòng họ Ksiêng (người Mạ) lưu giữ qua 7 đời.
Trên đây là chia sẻ thông tin về đàn ri đá nhạc cụ truyền thống văn hóa dân tộc mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về loại nhạc cụ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!