Đàn tranh là một trong những nhạc cụ cổ truyền dân tộc của Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết về loại đàn này. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về đàn tranh, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Giới thiệu về đàn tranh

Đàn tranh hay còn được gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, xuất xứ từ Trung Quốc.

Các ngón chơi truyền thống của đàn tranh là các quãng tám rải hoặc chập. Ngón đặc trưng nhất là vuốt trên những dây và gảy dây.

Giới thiệu về đàn tranh
Giới thiệu về đàn tranh

Đàn tranh được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, hoặc đệm cho người hát. Loại đàn này cũng được chơi trong nhiều loại âm nhạc như những dàn nhạc dân ca.

Đọc thêm: Những điều cần biết về nhạc cụ dân tộc đàn Nguyệt

Cấu tạo của đàn tranh

Thùng đàn

Đàn tranh có hình hộp dài, thùng đàn (thân đàn) dài khoảng 100cm thường được làm bằng gỗ mun, gỗ trắc với một đầu lớn và một đầu nhỏ dần.

  • Đầu lớn có chiều ngang 17cm đến 20cm.
  • Đầu nhỏ có chiều ngang từ 12cm đến 15cm.

Cấu tạo cùng với cách tạo hình chi tiết khác đã tạo nên sự thanh thoát cho đàn Tranh.

Mặt đàn

Mặt đàn là mặt gỗ cong vòm lên và không liền một khối với thân đàn, thường làm bằng gỗ cây ngô đồng hoặc gỗ thông. Mặt đàn dày khoảng 5mm.

Đáy đàn

Đáy đàn là một mặt phẳng để dễ để trên đùi khi ngồi đất hoặc để trên mặt phẳng khác khi ngồi ghế, đồng thời tạo sự ổn định khi chơi đàn.

Đáy đàn thường sẽ được khoét 3 lỗ:

  • Một lỗ ổ đầu to của đàn để thoát âm và mắc dây đàn.
  • Ở đầu nhỏ có một lỗ nhỏ để treo đàn lên khi không sử dụng và 1 lỗ ở giữa đáy đàn để tiện việc di chuyển. Lỗ giữa này có hình chữ nhật.

Xem thêm: Đàn organ là gì? Điểm khác nhau giữa đàn organ và đàn piano

Cầu đàn

Ở đầu to của hộp đàn sẽ thấy một miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn đây là cầu đàn. Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.

Ngựa đàn

Trên mặt đàn có 32 vật thể nhọn hình chữa A, đó chính là ngựa đàn hay còn gọi là nhạn đàn. Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,… 32 ngựa đàn dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng.

Dây đàn

Dây đàn trước kia được tra là loại dây làm bằng tơ, hiện nay thi đa số làm bằng dây kim lại như đồng, sắt, inox,…

Trục đàn

Trục đàn tranh
Trục đàn tranh

Ở phía đầu nhỏ của đàn tranh, có 1 trục đàn. Trục đàn dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm sắc khác nhau.

Móng gảy đàn

Đây không phải là một bộ phận nằm trong cấu tạo của đàn Tranh nhưng nếu thiếu những móng gảy này thì người chơi đàn Tranh khó có được sự uyển chuyển trong việc tạo ra âm thanh đồng thời sẽ rất dễ tổn thương ngón tay vì dây đàn rất mỏng nhưng lại được căng cứng.

Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.

Kỹ thuật chơi đàn tranh

  • Chặn

Tay trái có thể chặn trên đầu các con nhạn làm cho dây đàn hơi khựng lại, tạo ra âm thanh khá giống đàn bầu.

  • Móc

Bởi mỗi nốt nhạc chia ra 1 dây nhất định tương tự như các phím đàn piano, nên đàn tranh có thể hoàn toàn tạo ra các hợp âm và đồng thời vẫn chơi được các nốt riêng lẻ. Lấy tay phải chơi các nốt theo giai điệu còn tay trái có thể dùng các ngón tay móc các dây đàn gần như cùng lúc để tạo ra các hợp âm.

  • Nhấn

Theo ngữ cung Việt Nam không có nốt Si và La. Hãy dùng ngón tay ở tay trái nhân xuống dây nốt La và tay phải khẩy vào dây La này thì chúng ta có nốt Si. Để có nốt Fa hãy nhấn dây Mi bằng tay trái.

Trên đây là chia sẻ thông tin về đàn tranh mà chúng tôi tổng hợp lại, hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đàn này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

Rate this post